Bé nên ăn bao nhiêu muối/ ngày là an toàn?

Tổng hợpThứ Hai, 14/11/2011 01:53:00 +07:00

Phụ huynh nào cũng biết ăn quá nhiều muối sẽ không lành mạnh cho sự phát triển của bé.

Phụ huynh nào cũng biết ăn quá nhiều muối sẽ không lành mạnh cho sự phát triển của bé.
Nếu không chú ý, mẹ bé có thể cho con kết thân với quá nhiều lượng muối/ ngày. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ trẻ phải đối mặt với tình trạng huyết áp cao, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ khi ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, nồng độ muối cao cũng có liên quan với bệnh hen suyễn và làm tăng nguy cơ loãng xương.
Bé nên tiêu thụ bao nhiêu muối/ ngày 
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) Mỹ đã thiết lập mức độ an toàn cho việc tiêu thụ muối hàng ngày của trẻ gồm:
- Bé từ 0-6 tháng tuổi: Tiêu thụ ít hơn 1g muối/ngày
- Bé từ 7-12 tháng: Tiêu thụ chỉ 1g muối/ngày
- Bé từ 1-3 tuổi: Tiêu thụ khoảng 2g muối/ngày
- Bé từ 4-6 tuổi: Tiêu thụ khoảng 3g muối/ngày
Nếu không chú ý, mẹ bé có thể cho con kết thân với quá nhiều lượng muối/ ngày. 

- Bé từ 7-10 tuổi: Tiêu thụ 5g muối/ngày
- Bé từ 11-14 tuổi: Tiêu thụ 6g muối/ngày
Trên đây là mức tối đa bé nên tiêu thụ lượng muối theo từng độ tuổi để đảm bảo sức khỏe tối ưu của trẻ.
Có nên cho thêm muối vào thực phẩm trẻ ăn hàng ngày?
Khi nấu thực phẩm cho trẻ ăn (hoặc người lớn) bạn cũng không nên có bất kỳ muối vào thực phẩm này. Khi trẻ đã lớn tuổi hơn, bạn có thể thêm hương vị cho thực phẩm bằng cách sử dụng gia vị và thảo dược. Tuyệt đối không thêm muối khi nấu ăn, thức ăn có thể khá nhạt nhẽo lúc đầu nhưng lượng muối sẽ giảm xuống.
Tùy theo độ tuổi, trẻ ăn những lượng muối tối đa khác nhau 

Bạn không nên để sẵn một lọ muối trên bàn ăn bởi vì thói quen xấu này sẽ khiến trẻ bắt chước và có thể vô tình kết thân với nhiều muối hàng ngày
Mẹ bé cảnh giác với muối tiềm ẩn trong hầu hết thực phẩm
Các cha mẹ trẻ hãy cảnh giác khi cho bé ăn các thực phẩm hàng ngày vì có khoàng ¾ những thực phẩm chế biến có chứa muối. Bạn có thể dễ dàng điểm mặt những thực phẩm có vị mặn của muối và chỉ cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng ít muối và không có muối như: bánh mì, ngũ cốc, bánh ngọt và bánh nướng xốp. 
Các cha mẹ trẻ hãy cảnh giác khi cho bé ăn các thực phẩm hàng ngày vì có khoàng ¾ những
thực phẩm chế biến có chứa muối.
 

Chú ý cho lựa chọn cho bé những thực phẩm được nêm ít muối hơn như đậu nướng, nước sốt mì ống và rau quả đóng hộp…
Tránh xa những bao bì ghi rõ lượng muối niêm yết bởi vì thực tế số lượng muối trong những bao bì này có thể được tăng gấp đôi đến gấp 3 lượng muối trong gói.
Làm thế nào để mẹ bé cắt giảm lượng muối cho trẻ?
Phần lớn lượng muối thường ẩn chứa trong các thực phẩm ăn nhanh. Vì thế bạn nên tránh cho con ăn vặt những quà vặt không lành mạnh, nhiều đường, chất béo, nhiều calo và nhiều muối.
Mẹ bé nên chuẩn bị cho con ăn tại nhà bằng những thức ăn tươi lành mạnh, tự mình chế biến sẽ giúp giảm lượng muối, kiểm soát cân nặng cho con.
Mẹ bé nên chuẩn bị cho con ăn tại nhà bằng những thức ăn tươi lành mạnh, tự mình chế biến sẽ giúp giảm lượng muối, kiểm soát cân nặng cho con.
 

- Thay vì cho con ăn bánh ngọt, bánh nướng, hãy cho con ăn cháo bột yến mạch.
- Thay vì cho con ăn khoai tây chiên thì chỉ cho bé ăn đậu phộng rang khô không tẩm muối.
- Thay vì cho bé ăn súp cà chua đóng hộp, hãy cho bé ăn canh cà chua tươi.
- Cho bé ăn những bắp ngô luộc tươi mát thay vì ngô ngọt đóng hộp hoặc ngô chiên.
- Thay vì các loại cá đông lạnh được ngâm trong nước muối, mẹ bé hãy cho con ăn các loại cá tươi giàu dinh dưỡng nhé.
Theo Phunutoday
Bình luận
vtcnews.vn