Thanh tra giao thông 'đạo đức tốt' được dùng súng

Thời sựThứ Ba, 27/05/2014 07:15:00 +07:00

Bộ GTVT đề xuất trang bị cho lực lượng thanh tra giao thông súng dùng để bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, áo giáp...khi thực thi công vụ.

Bộ GTVT đề xuất trang bị cho lực lượng thanh tra giao thông súng dùng để bắn đạn cao su, hơi cay, chất gây mê, áo giáp...khi thực thi công vụ.

Đề xuất này được đưa ra trong Dự thảo Thông tư liên tịch Bộ GTVT và Công an - quy định về trang bị, quản lý công cụ hỗ trợ của lực lượng thanh tra ngành GTVT, Bộ GTVT là cơ quan soạn thảo đã hoàn tất và đang lấy ý kiến.

Theo dự thảo, công cụ hỗ trợ chỉ được giao cho những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT, bao gồm: Thanh tra viên, Công chức thanh tra chuyên ngành, Viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra.
Súng bắn đạn cao su và nhiều công cụ hỗ trợ khác được Bộ GTVT dự kiến đề xuất để trang bị cho lực lượng TTGT
Súng bắn đạn cao su và nhiều công cụ hỗ trợ khác được Bộ GTVT dự kiến đề xuất để trang bị cho lực lượng TTGT 
Tiêu chuẩn đối với người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe phù hợp với công việc được giao, được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận.

Súng bắn đạn cao su và nhiều công cụ hỗ trợ khác được Bộ GTVT dự kiến đề xuất để trang bị cho lực lượng TTGT

Được huấn luyện về chuyên môn, tính năng, tác dụng, kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng công cụ hỗ trợ.

Bên cạnh đó, để sử dụng công cụ hỗ trợ, lực lượng Thanh tra GTVT sẽ được đào tạo, tập huấn theo sự hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo dự thảo, kinh phí trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng TTGTVT do ngân sách nhà nước cấp.

Trao đổi với VnExpress, ông Thạch Như Sỹ, Phó chánh thanh tra Bộ GTVT cho rằng, thanh tra giao thông cũng phải làm nhiệm vụ tương tự như cảnh sát giao thông, một số trường hợp phải cưỡng chế vi phạm.

"Khi bị các đối tượng tấn công, chúng tôi cần có dụng cụ phòng thân để không gây thương tích cho mình. Những dụng cụ hỗ trợ nhằm ngăn ngừa bị tấn công là chính", ông Sỹ nói.

Theo ông Sỹ, để ngăn chặn việc lạm quyền của thanh tra giao thông khi sử dụng công cụ hỗ trợ, cơ quan quản lý sẽ có biện pháp xử phạt, bên cạnh đó là giáo dục lực lượng thanh tra sử dụng công cụ hiệu quả.

» Xử lý xe quá khổ, quá tải: Những ca khó của CSGT
» Cân tải trọng gây 'phản ứng phụ': Lãnh đạo Hải Phòng nói gì?
» Vụ cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình: Bộ trưởng Thăng ‘ra đòn'

Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn