Tận thấy lễ rước kiệu Nữ tướng Lê Chân hoành tráng trong đêm khai mạc

Thời sựThứ Bảy, 24/03/2018 17:11:00 +07:00

Hơn nghìn người trong trang phục truyền thống tham gia màn rước kiệu Nữ tướng Lê Chân - Thành hoàng Hải Phòng trong đêm khai mạc lễ hội truyền thống 2018.

Video: Lễ rước kiệu Nữ tướng Lê Chân đêm khai hội

IMG_8157 copy

Tối 23/3, tại quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân 2018. Từ 19h cùng ngày, 19 đoàn rước của các phường, các cơ sở thờ tự xuất phát từ Đền Nghè, Đình An Biên rước kiệu Nữ tướng Lê Chân, cùng với các nghi thức truyền thống diễu hành qua khu quảng trường Nhà hát TP Hải Phòng về Tượng đài Nữ tướng Lê Chân để tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống.  

IMG_8240 copy

Đoàn rước bát bảo.

IMG_8244 copy 3

Đoàn rước Chấp kích tiến về lễ đài Nữ tướng Lê Chân - Trung tâm tổ chức lễ hội.

IMG_8247 copy 3

Xe rước đôi ngựa được trang trí lộng lẫy tiến về lễ đài dâng lên Nữ tướng Lê Chân.

IMG_8257 copy 5

Đoàn rước kiệu Long đình, kiệu Phượng Hoàng

IMG_8263 copy 5

Đoàn rước long kiệu.

IMG_8272 copy 7

Nữ tướng Lê Chân sinh ngày 8/2 Âm lịch năm Canh Thìn (năm 20 đầu Công nguyên) tại xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là con cụ Lê Đạo và cụ Trần Thị Châu.

IMG_8266 copy 7

Từ khi còn trẻ bà nổi tiếng tài hoa, xinh đẹp hơn người nên Thái Thú Tô Định toan lấy bà làm thiếp. Bà không phục, Tô Định oán giận sát hại cụ Lê Đạo. Nợ nước, thù nhà, quyết chí phục thù, Lê Chân đã cùng thân quyến đến vùng An Dương, cửa sông Cấm để khai hoang, lập ấp mới đặt tên là trang An Biên, được coi là tiền thân của TP Hải Phòng.

IMG_8299 copy 9

Khi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân đem theo binh lính gia nhập nghĩa quân. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai thì phong là Thánh Chân Công chúa, đem quân cùng Trưng Nhị tiến đánh Tô Định, làm nên chiến thắng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

IMG_8293 copy 9

Để tưởng nhớ công đức to lớn của bà, nhân dân đã tôn vinh bà là Thánh mẫu. Hàng năm, cứ đến ngày 8/2, ngày Khánh hạ (ngày thắng trận) và ngày Thánh hóa, nhân dân quận Lê Chân đều tổ chức lễ hội với lòng thành kính tri ân.

IMG_8306 copy 11

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là một trong những lễ hội truyền thống của thành phố được tổ chức thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ con cháu hôm nay đối với công đức to lớn của nữ tướng Lê Chân.

IMG_8316 copy 11

Việc tổ chức lễ hội nữ tướng Lê Chân nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy các nét đẹp văn hoá, nghi lễ truyền thống, qua đó quận Lê Chân mong muốn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp, tri ân công lao to lớn của nữ tướng Lê Chân.

IMG_8320 copy 13

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm nay đặc sắc, sinh động xứng tầm quy mô thành phố tổ chức với nhiều nội dung trang trọng, tôn nghiêm, phong phú và hấp dẫn.

IMG_8325 copy 13

Lễ hội diễn ra với 3 hoạt động chính: Phần Lễ gồm các nghi thức lễ cáo yết, dâng hương, lễ khai mạc, lễ tạ, lễ rước được tổ chức theo nghi thức truyền thống, mang đậm đà bản sắc người dân vùng biển.

IMG_8351 copy 15

Lễ rước kiệu long đình cùng kết hoa lan trắng, người dân thường dâng lên Nữ tướng Lê Chân - bậc liệt nữ có công khai dân, lập ấp, chống giặc ngoài xâm, lập nên TP Hải Phòng ngày nay.

IMG_8359 copy 15

Lễ hội huy động toàn bộ lực lượng là nhân dân địa phương quận Lê Chân tham gia.

IMG_8364 copy 17

 

IMG_8380 copy 17

Lễ hội có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng đông đảo nhân dân Hải Phòng về dự, chiêm bái.

IMG_8404 copy 19

Một tiết mục trống hội do các nghệ sỹ nữ không chuyên của quận Lê Chân biểu diễn.

IMG_8402 copy 19

Ông Lê Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng gióng trống khai hội.

IMG_8422 21

Sau nghi lễ khai hội là các chương trình văn nghệ đặc sắc.

Minh Khang
Bình luận
vtcnews.vn