Sức mạnh tên lửa siêu thanh ASM của Nhật Bản

Tổng hợpThứ Tư, 28/07/2010 08:25:00 +07:00

(VTC News) – Do bị hạn chế nên Nhật Bản chỉ nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa đối hạm siêu thanh gọn nhẹ để trang bị trên tàu chiến và máy bay tiêm kích

(VTC News) – Do một số hạn chế nên Nhật Bản chỉ có thể nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa đối hạm siêu thanh gọn nhẹ để trang bị trên tàu chiến và máy bay tiêm kích.

















 

Theo nguồn tin từ “Tokyo Shimbun” ngày 22/7/2010, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định chi 32,5 tỷ yên (tương đương hơn 360 triệu USD) để triển khai nghiên cứu, chế tạo model tên lửa đối hạm siêu thanh ASM 3.

 

Mục đích chính của dự án này là nhằm tăng cường sức mạnh cho hệ thống vũ khí trang bị trên tàu chiến Nhật Bản để ngăn ngừa và đối chọi với tàu sân bay hiện đại cũng như để tấn công vào các tàu chiến của đối phương được trang bị các hệ thống phòng thủ tên mạnh nhất.

 

Thử nghiệm tên lửa đối hạm ASM từ tàu chiến.

Theo kế hoạch, dự án nghiên cứu tên lửa này sẽ kết thúc vào năm 2016. Tên lửa sẽ được trang bị động cơ phản lực hỗn hợp, thiết bị radar dẫn đường tích cực và hệ thống định vị mục tiêu bằng bức xạ điện tử.

 

Hiện nay Nga và Mỹ cũng đang sở hữu loại tên lửa đối hạm siêu thanh  trang bị cho các  phi cơném bom chiến lược trong khi Nhật Bản lại không thể có được loại máy bay  này do những quy định hạn chế mang tính luật pháp hiện vẫn còn hiệu lực.

 

Chính vì vậy mà Nhật Bản không thể nghiên cứu, chế tạo tên lửa đối hạm siêu thanh hạng nặng như của Nga và Mỹ mà chỉ có thể chế tạo tên lửa đối hạm siêu thanh hạng nhẹ với chiều dài 6 m và nặng khoảng 900 kg để trang bị cho máy bay tiêm kích.

 

Tên lửa đối hạm ASM-1C Type 91 và ASM-2 Type 93 biên chế trên máy bay tiêm kích F-1 và F-2. 

Giải thích cho lý do Nhật Bản muốn phát triển tên lửa đối hạm siêu thanh, các chuyên gia rằng, đến năm 2015 Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế thêm 1 chiếc tàu sân bay mới mà điều này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương.

 

Hơn nữa, để bảo vệ cho “sân bay di động nổi trên mặt nước”, Bắc Kinh sẽ cho triển khai các khu trục hạm mang hệ thống phòng không hiện đại, hiệu quả cao, có khả năng đánh chặn cả tên lửa đối hạm ASM-1 và ASM-2 hiện đang có trong biên chế của quân đội Nhật Bản.

 

 Tên lửa đối hạm ASM-2 Type 93.

Tên lửa đối hạm siêu thanh ASM do Hãng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản chế tạo từ năm 1973 với nhiều phiên bản khác nhau và đã đã được chính thức đưa vào trong biên chế trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ năm 1980, đến năm 1982 bắt đầu khai thác sử dụng, trong đó phiên bản ASM trên không đã được trang bị cho máy bay tiêm kích F-1 và F-2.

 

Hiện Nhật Bản đang sở hữu khoảng 6 biến thể của tên lửa đối hạm ASM, trong đó tên lửa đối hạm ASM-1 type 80 đưa vào biên chế từ năm 1980. Tên lửa có chiều dài 3,95 m, sải cánh 1,2 m, đường kính thân 0.35 m, trọng lượng 760 kg, trong đó đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn xa 50 km.

 

Nhật Bản nghiên cứu và phát triển tên lửa đối hạm ASM-3 để đối phó với các nguy cơ đe dọa trong khu vực. 

Tên lửa đối hạm SSM-1 Type 88 và SSM-1B Type 90 được biên chế lần lượt từ năm 1988 và 1990 trên tàu chiến mang tên lửa. Nó có chiều dài 5 m, đường kính thân 0,35 m, sải cánh 1,16 m, nặng 886 kg, trong đó đầu đạn nặng 225 kg, tầm bắn xa 150 km.

 

Tên lửa ASM-1C Type 91 và ASM-2 Type 93 đưa vào biên chế vào các năm 1991 và 1993 trên máy bay tiêm kích. Chúng đều có chiều dài 3,95 m, sải cánh 1,16 m, đường kính thân 1,16 m, trọng lượng 755 kg, trong đó đầu đạn nặng 225 kg, tầm bắn xa từ 150-180 km.

 

Tên lửa SSM-2 đã được đưa vào biên chế trên tàu chiến của Hải quân Nhật Bản. Nó có chiều dài 5 m, đường kính thân 0,35 m, chiều dài sải cánh 1,16 m, tầm bắn xa 250 km.

 

Tuy nhiên, các tên lửa này vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của quân đội Nhật  do đó Nhật Bản cần có phiên bản tên lửa đối hạm mới đủ khả năng đánh chặn và răn đe đối phương. Chính vì vậy, Tokyo đã bắt tay vào nghiên cứu tên lửa đối hạm siêu thanh ASM-3.

















 

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Vpk)

Bình luận
vtcnews.vn