Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm

Đời sốngThứ Tư, 25/01/2023 23:41:00 +07:00
(VTC News) -

Chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào đêm mồng 4 tháng Giêng, người đến chợ Âm-Dương chỉ để cầu may, trút bỏ muộn phiền trong năm cũ.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 1

Chợ Âm - Dương nằm ở địa phận làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh. Chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng Giêng. Phiên chợ là hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian rất đặc trưng của vùng Kinh Bắc.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 2

Phiên chợ dựa trên quan niệm dân gian cho rằng người dương đi chợ với người âm, cùng mua may bán rủi.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 3

Chợ bắt đầu họp vào lúc "lên đèn" trên một bãi đất trống. Đây là chợ mà không có lều quán, không sử dụng đèn nến để thắp sáng.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 4

Người đi chợ chỉ để cầu may, trút bỏ muộn phiền, không quá quan tâm đến việc trao đổi mua bán. Trong chợ người mua không mặc cả, người bán không ra giá.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 5

Người đi chợ được mời uống rượu và nghe hát Quan họ.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 6

Chợ chủ yếu bán hàng mã, hương dùng để đốt cho người đã khuất, ngoài ra còn bán rượu, trầu cau, muối.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 7

Có một loại hàng rất đặc biệt được bày bán ở chợ là gà đen, biểu tượng của sự thần bí, tâm linh.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 8

Ai đi chợ cũng muốn mua một con gà đen mang về nhà.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 9

Anh Nguyễn Xuân Tiền, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh cho biết, theo tích xưa, chợ bắt đầu mở từ đêm mồng 4 đến rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng. Phiên chợ không đơn thuần là bán - mua những hàng hóa thường ngày mà còn bao hàm ý nghĩa cầu may. Mọi người đến chợ để mua cái may đầu năm và bán đi cái xui rủi trong năm qua.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 10

Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Nếu đồng tiền đó nổi lên thì là tiền người âm còn chìm xuống là tiền của người dương.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 11

Ngay giữa ngã ba chợ, người ta còn bày một mâm cháo cúng với ý nguyện cho người âm được no đủ. Sau khi tan chợ, những người còn lại sẽ mời nhau uống nước, ăn trầu, hát quan họ. Những người đi chợ đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Người ta quan niệm rằng đây là dịp làm phúc, làm việc thiện với người đã khuất.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 12

Tại phiên chợ người sống sẽ thắp hương, đốt vàng mã, đốt nến hoặc ngọn đèn dầu để kết nối với người đã mất với quan niệm rằng đó là dịp làm phúc, làm điều thiện với người đã chết, mong cuộc sống tâm linh của họ sẽ được thanh thản hơn.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 13

Người đi chợ đốt tiền vàng mã cho người đã khuất.

Phiên chợ Âm-Dương mở lúc nửa đêm, 'mua may bán rủi' dịp đầu năm - 14

Với người dân Bắc Ninh, vào dịp đầu Xuân,  mọi người đến hội chợ chỉ cốt được cầu may; những điều rủi ro, phiền muộn sẽ được xóa tan khi vào phiên chợ với mong muốn công việc làm ăn được thuận lợi.

Theo sử sách, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du đã gặp quân của Hai Bà Trưng và hai bên quyết chiến với nhau, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính về tìm kiếm người thân vào dịp Tết Nguyên đán. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Giêng cho người dưới âm lên gặp người thân của mình. Từ đó, phiên chợ Âm Dương ra đời.

Văn Chương
Bình luận