Chó ngao Tây Tạng cắn chết cháu bé 8 tháng tuổi, luật sư: ‘Cơ quan chức năng buộc phải khởi tố’

Pháp luậtThứ Sáu, 27/07/2018 07:35:00 +07:00

Luật sư Trương Quốc Hòe cho rằng, vì bố mẹ cháu bé vừa là người bị hại vừa là chủ chó, nên tội vô ý gây chết người không thuộc nhóm tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và buộc cơ quan chức năng phải khởi tố vụ án.

Liên quan đến sự việc chó ngao cắn chết cháu bé 8 tháng tuổi, trả lời VTC News, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư InterLa (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, bố mẹ cháu bé 8 tháng tuổi vừa là người bị hại nhưng lại vừa là chủ chó.

Lỗi của họ là quá chủ quan, cho rằng mình có thể kiểm soát được hành động của con chó. Về pháp luật, ông Hoè cho rằng vẫn phải xem xét dưới góc độ hình sự tội vô ý gây hậu quả chết người.

“Vì tội cố ý gây hậu quả chết ngừời, không thuộc vào nhóm tội danh là khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, cho nên để xử  lý việc này, buộc cơ quan chức năng phải khởi tố hình sự”, ông Hòe cho hay.

Luật sư Trương Quốc Hòe cho biết, nếu chó cắn chết người thân hay người ngoài thì đều phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bị hại là người thân thì họ không phải bồi thường dân sự.

IMG_20180721_122854

 Căn nhà nơi xảy ra sự việc cháu bé bị chó ngao cắn chết.

XEM TOÀN BỘ VỤ VIỆC TẠI ĐÂY:

Như VTC News đã thông tin, sáng 14/7, bệnh viện Việt Đức đã cấp cứu cho bé gái 8 tháng tuổi ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Bé nhập viện trong tình trạng không có mạch đập, không có huyết áp, tái nhợt, sốc mất máu biến chứng nặng. Bé có vết thương ở vùng thái dương phải, lóc da vùng chẩm, lộ tổ chức não, chảy máu rất nhiều.

Ngay khi đón nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhanh chóng thực hiện hồi sức cấp cứu tại chỗ.

"Chúng tôi phải mở tĩnh mạch truyền dịch, bù dịch, đồng thời ép tim, dùng thuốc trợ tim, phối hợp cầm máu. Dù rất nỗ lực nhưng do bệnh nhân còn nhỏ, lại mất máu nhiều, tĩnh mạch xẹp, nên sau 2 tiếng đồng hồ cấp cứu, bệnh nhi vẫn không có tiến triển, gia đình xin đưa bé về nhà", TS.BS Lê Việt Khánh, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa cho biết.

Video: Trung thành bậc nhất, vì sao chó ngao vẫn cắn chủ?

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015(có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Dấu hiệu pháp lý được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội này là:

Khách thể: Là quyền bảo vệ tính mạng của công dân.

Chủ thể: Là bất kỳ ai đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan: Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả là làm người chết. Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Những hành vi hành động có thể kể đến như việc trêu chọc một người quá mức dẫn đến hậu quả chết người xảy ra, do cẩu thả trong việc thực hiện công việc khiến cho người khác tử vong. Ví dụ như cưa hoặc chặt cây khiến cây đổ vào người khác… Hành vi vô ý làm chết người cũng có thể diễn ra dưới dạng không hành động, tức là không làm việc mà bản thân cần làm để giúp đỡ một người khiến cho họ bị chết.

Mạnh Đoàn
Bình luận
vtcnews.vn