Phân biệt các loại ho và cách điều trị hợp lý

Doanh nghiệp tự giới thiệuThứ Hai, 24/01/2022 15:00:00 +07:00
(VTC News) -

Ho là một trong những triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp như: ho khan, ho có đờm..., cùng tìm hiểu về một số loại ho thường gặp trong bài viết dưới đây.

Ho khan là tình trạng ho không có đờm, người bệnh ho rất nhiều, càng ho càng cảm thấy rát cổ họng. Ho khan có thể thành đợt kéo dài, diễn ra vào buổi đêm, gây mất ngủ nhiều cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ho khan kéo dài có thể là triệu chứng của một số bệnh như viêm thanh quản, viêm họng, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính.

Ngoài ra, nguyên nhân ho khan còn có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản, do đường thở bị kích ứng với ô nhiễm môi trường hoặc do dị ứng.

Ho có đờm là tình trạng ho khạc ra chất nhầy và đờm, người bệnh cảm thấy nặng ngực, như có gì đó kẹt trong cổ họng. Đờm là chất nhầy tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp do bị viêm nhiễm. Ho lúc này là phản xạ tốt giúp đẩy đờm và thông thoáng đường thở.

Nguyên nhân đa số là do viêm phế quản cấp hoặc mạn tính, cũng có khi là triệu chứng do cảm lạnh, cảm cúm hoặc sau khi viêm họng, viêm mũi xoang gây ra. Ho có đờm thường kèm theo các triệu chứng khác như sổ mũi, mệt mỏi, người bệnh cảm giác nghẹt thở, khó thở, mệt lả. Triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ hoặc nói chuyện.

Phân biệt các loại ho và cách điều trị hợp lý - 1

Những cơn ho dai dẳng luôn làm người bệnh khó chịu.

Dựa vào thời gian mắc ho của người bệnh có thể chia ho thành thành ho cấp tính và ho mạn tính.

Ho cấp tính là tình trạng ho dưới 3 tuần, xảy ra đột ngột, thường là do hít phải bụi hoặc chất kích thích. Ho cấp tính cũng có thể do: nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Đôi khi, triệu chứng ho xuất hiện trong các bệnh dị ứng tai mũi họng và hen.

Ho mạn tính là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần. Các cơn ho kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh. Ho kéo dài có thể kèm thêm một số triệu chứng khác như sổ mũi, đau rát cổ họng, chóng mặt, khàn tiếng, ợ nóng hay ợ chua…

Ho mạn tính được xem là dấu hiệu nhận biết của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng ho mạn tính như bệnh: Hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, trào ngược dạ dày hay viêm phế quản mạn tính, ung thư phổi, lao phổi, suy tim…

Ho mặc dù là phản xạ tự nhiên, có lợi cho cơ thể, tuy nhiên lại gây cảm giác khó chịu, đau rát cổ họng, gây cản trở trong giao tiếp. Nếu để cơn ho kéo dài, ho sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ho cần được điều trị ngay khi triệu chứng xuất hiện.

Ngoài biện pháp súc họng, vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm ho, long đờm Tây y hoặc Đông y để cải thiện bệnh ho cũng như các triệu chứng kèm theo.

Các thuốc ho Tây y giúp cắt cơn ho nhanh chóng theo cơ chế ức chế trung tâm ho ở hành não. Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc Tây y có thể gây một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ, lệ thuộc thuốc, hại gan thận. Đông y hướng tới việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên giúp dịu họng, giảm kích ứng, giảm ho nên khá an toàn, lành tính và có thể dùng cho trẻ nhỏ.

Phân biệt các loại ho và cách điều trị hợp lý - 2

Sản phẩm siro ho từ thảo dược đang được nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên khi dùng các thuốc ho cũng cần một số lưu ý sau:

Chỉ dùng thuốc làm giảm cơn ho, cắt cơn ho trong trường hợp ho khan, ho do kích ứng thời tiết. Còn các trường hợp ho có đờm thì nên dùng siro ho giúp tiêu đờm theo cơ chế long đờm, loãng đờm, không nên dùng thuốc cắt cơn ho vì đờm sẽ đặc lại và dính vào niêm mạc đường hô hấp, có thể làm tình trạng bệnh kéo dài, nặng hơn.

Không tự ý dùng và lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc ho khi không có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nhất là các loại thuốc ho tân dược chứa các hoạt chất giãn phế quản như salbutamol, terbutaline chỉ dùng khi viêm phế quản, hen phế quản, ho do co thắt phế quản. Nếu sử dụng không đúng có thể gây nhiều tác dụng phụ như mạch nhanh, run chân tay, co giật ...

Khi ho cấp tính kèm các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tức ngực nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phân biệt các loại ho và cách điều trị hợp lý - 3

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Vihodan có thành phần là thảo dược tạo nên tác động kép vừa hỗ trợ bổ phế vừa hỗ trợ giảm đờm từ đó làm giảm các triệu chứng ho, đau rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm phế quản. Người bệnh nên dùng ngay khi có tình trạng hơi đau, vướng họng, để đạt hiệu quả và tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Xem thêm các thông tin tại:

Website: https://vihodan.vn/

Hotline. 1900 3199

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn