Những câu nói bất hủ của thầy cô ĐH Bách khoa

Giáo dụcChủ Nhật, 14/12/2014 07:49:00 +07:00

Trang fanpage 'Những câu nói bất hủ của các thầy cô Bách khoa' thu hút gần 40.000 lượt người like (thích) sau gần 2 năm hoạt động.

Trang fanpage 'Những câu nói bất hủ của các thầy cô Bách khoa' thu hút gần 40.000 lượt người like (thích) sau gần 2 năm hoạt động.

Trang fanpage là nơi hội tụ những câu nói "danh bất hư truyền" của các thầy cô Bách khoa được sinh viên các khóa chia sẻ qua hình thức confession, tin nhắn trên Facebook. Mỗi câu nói của thầy cô thu hút 400-500 lượt like (thích) cùng hàng trăm lượt bình luận.

Sau đây là những câu nói bất hủ của thầy cô trong trường ở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam được sinh viên chia sẻ:

Thầy Đào Tuấn Đạt (ĐH Bách khoa Hà Nội)
"Các em biết Hưng Yên có đặc sản gì không? Một là nhãn lồng, hai là tôi".

Thầy Trương Tích Thiện (ĐH Bách khoa TP.HCM)
''Hễ cô gái nào mà qua môn Cơ lý thuyết là các em đừng nghĩ bạn đó là con gái nữa".

Thầy Nguyễn Đình Huân – giảng viên môn Cầu đường (ĐH Bách khoa TP.HCM)
“Công thức có đầy trong sách, không cần phải học thuộc. Thuộc hết công thức thì về nhà quên hết người thân”.

Thầy Phan Thanh Sơn Nam - trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học (ĐH Bách khoa TP.HCM)
"Nếu sinh viên nào cũng chỉ rớt vài môn mà đã cảm thấy cuộc đời mình chỉ còn toàn là màu đen u tối thì vài năm sau hội trường A5 sẽ thật là vắng vẻ đìu hiu.
Té ở đâu thì tự tìm cách đứng lên ở đó đi, nếu không đến một mai có khi chẳng còn cơ hội để mà đứng lên”.
đh bách khoa
Fanpage hội tụ những câu nói bất hủ của giáo viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 
Thầy Nguyễn Kim Đính – giảng viên môn Kĩ thuật Điện (ĐH Bách khoa TP.HCM)
“Tôi ra đề này, anh chị làm được 6 câu là được rồi, bởi chúng ta là những người bình thường. Bốn câu còn lại là để cho những người phi thường hoặc… không bình thường làm”.

Cô Hằng – giảng viên Vật lý (ĐH Bách khoa TP.HCM)
“Em nào nói chuyện có 3 sự lựa chọn: Cửa trước, cửa sau và cửa sổ”.

Cô Xuân Anh - giảng viên môn Giải tích 2 (ĐH Bách khoa TP.HCM)
"Môn học không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ học kì này sang học kì khác. Chỉ có tiền học phí là không trở lại".

Thầy Giang Nam – môn Thiết kế máy
"Khoảng cách giữa thiên tài và thằng ngu là một khoảng cách rất xa.
Còn khoảng cách giữa thiên tài và thằng điên là khoảng cách rất gần”.

Thầy Hoàng Văn Thạnh (ĐH Bách khoa Đà Nẵng)
"Là con trai sinh ra phải để con gái nhìn, chứ không phải sinh ra để nhìn con gái”.

Thầy Nguyễn Xuân Thảo – giảng viên môn Giải tích 3
"Cuộc đời ai cũng đều phải uống hai cốc nước, cốc nước ngọt và cốc nước đắng, chỉ khác nhau về thứ tự thôi".

Thầy Thủy – giảng viên môn Toán
"Tôi thật sự ngỡ ngàng khi học sinh học văn mà lại xem văn mẫu, theo y như cô giáo. Học phổ thông bây giờ các em lúc nào cũng ốp môn nào cũng như môn nào. Cảm thụ văn học mà ai cũng cùng khuôn như ai”.
Các em nghĩ xem tình yêu mà theo khuôn mẫu thì còn gì là tình yêu nữa. Phải sét đánh tung người thì nó mới sướng chứ”.

Thầy Trần Thành - giáo viên Vật lý 2 (ĐH Bách khoa Đà Nẵng)
Trong một cuộc trò chuyện của thầy và lớp trưởng:
- Lớp trưởng lập cho tôi danh sách những người chưa có người yêu để tôi trừ điểm giữa kỳ, lớn thế này mà vẫn chưa có người yêu à, học mà yêu, yêu mà học. Tôi có người yêu từ lúc 15 tuổi cơ.
- Thế người có người yêu rồi thì sao hở thầy?
- Có rồi thì không cộng không trừ, mà yêu nhiều thì được cộng điểm. Được cộng là chứng tỏ người đó giỏi.

Thầy Minh - Nhập môn Điện tử Viễn thông
"Chúng ta là những kỹ sư, nếu có chém gió thì cũng phải ra được vận tốc gió".

Theo Zing
Bình luận
vtcnews.vn