Nhiều người có thể gửi chung một sổ tiết kiệm?

Tài chínhThứ Năm, 28/12/2023 09:46:00 +07:00
(VTC News) -

Khi gửi tiết kiệm, không ít khách hàng thắc mắc nhiều người có thể gửi chung một sổ tiết kiệm hay không?

Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 của Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định:

"Chủ sở hữu sổ tiết kiệm là người đứng tên trên sổ tiết kiệm, đồng sở hữu sổ tiết kiệm là có từ 2 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm”.

Sổ tiết kiệm hoàn toàn có thể đứng tên nhiều người. (Ảnh minh họa)

Sổ tiết kiệm hoàn toàn có thể đứng tên nhiều người. (Ảnh minh họa)

Như vậy, sổ tiết kiệm có thể do một người đứng tên và sở hữu hoặc cũng có thể có 2 hoặc nhiều người cùng đứng tên và đồng sở hữu.

Điều cần biết về sổ tiết kiệm đứng tên nhiều người

Trên thực tế, sổ tiết kiệm đứng tên hai người có những lợi ích khác cho khách hàng như:

- Khi sử dụng sổ, người đồng sở hữu sổ có thể dễ dàng rút tiền bất cứ lúc nào

- Có thể tránh được những thủ tục giấy tờ phức tạp, trong trường hợp 1 trong các chủ sở hữu bị mất năng lực hành vi dân sự, vẫn có người khác sở hữu và giải quyết sổ tiết kiệm.

- Mức lãi suất của sổ đồng sở hữu sẽ tương đương với lãi suất của sổ một người.

- Việc thực hiện giao dịch cũng minh bạch, rõ ràng đối với khách hàng đồng sở hữu sổ tiết kiệm.

Quy định khi rút tiền

Khi rút tiền, khách hàng đồng sở hữu phải cùng thực hiện thì giao dịch mới hợp pháp. Nếu khách hàng đồng sở hữu không có mặt để thực hiện giao dịch thì phải làm văn bản thỏa thuận, ủy quyền liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo quy định.

Văn bản ủy quyền thường cần đầy đủ các thông tin như sau:

- Họ và tên khách hàng;

- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

- Địa chỉ;

- Số tiền gửi tiết kiệm;

- Lý do khách hàng ủy quyền;

- Cam kết chung của khách hàng đồng sở hữu.

Bằng Lăng(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn