Ngành xây dựng: Có phải làm việc 100% ngoài công trường?

Diễn đànThứ Bảy, 10/06/2023 09:00:00 +07:00
(VTC News) -

Nhiều người luôn nghĩ, cứ học ngành xây dựng là sau này ra trường sẽ làm ngoài công trường vất vả, điều này có đúng không?

Công trường là phạm vi hoạt động của kỹ sư xây dựng nhưng không phải là tất cả. Sau tốt nghiệp, bạn trẻ còn rất nhiều vị trí công việc thích ứng với nghề nghiệp như làm công tác tư vấn, quản lý, giám sát tại các cơ quan, xí nghiệp, văn phòng tư vấn thiết kế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở ban ngành, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất/chế tạo vật liệu và cấu kiện xây dựng trải đều ba miền tổ quốc…

Học ngành xây dựng không lo thất nghiệp

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu có nhà ở, trường học, bệnh viện chăm sóc sức khỏe hay các công trình hiện đại để làm việc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt càng lớn. Điều này kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực ngành xây dựng gia tăng.

Theo các chuyên gia, thời gian tới, nhu cầu xây dựng của Việt Nam ngày càng tăng, nên số lượng lao động của ngành tăng cao. Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng tăng thêm khoảng 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12-13 triệu người.

Như vậy, việc làm của các kỹ sư xây dựng sau khi tốt nghiệp rất rộng mở, khắp mọi miền đất nước.

Trong mùa tuyển sinh đại học 2023, học sinh hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn ngành nghề liên quan đến kỹ thuật xây dựng, công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng. Nhu cầu việc làm luôn sẵn sàng chờ đón, quan trọng là bạn chuẩn bị hành trang như thế nào?

Đừng bỏ lỡ cơ hội vào khoa Xây dựng (HAU)

Ngành xây dựng: Có phải làm việc 100% ngoài công trường? - 1

Sinh viên khoa Xây dựng giành Giải Nhất cuộc thi Sáng tạo Xây dựng 2022 nhờ ý tưởng dựng cổng tre trọng lượng 0,2 kg, chịu được trọng tải đến 57 kg.

PGS.TS Chu Thị Bình (Trưởng khoa Xây dựng - ĐH Kiến trúc Hà Nội) cho biết, hơn 50 năm, khoa Xây dựng trở thành một trong những đơn vị chủ chốt có nhiều đóng góp vào sự phát triển của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nói riêng và của ngành Xây dựng Việt Nam nói chung về lực lượng cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, về sản phẩm đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ…

Đáng chú ý, từ năm học 2020-2021, chương trình đào tạo của khoa được điều chỉnh theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), có tính thực hành, khả năng ứng dụng cao; kiến thức luôn được cập nhật, bám sát thực tế từ đội ngũ giảng viên học tập tại nước ngoài cùng kinh nghiệm tham gia tư vấn lĩnh vực xây dựng liên tục.

Cũng theo PGS.TS Chu Thị Bình, sinh viên của khoa luôn có cơ hội việc làm đa dạng, mức thu nhập khá khi ra trường. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trực thuộc Bộ Xây dựng và có mối quan hệ hợp tác với nhiều vụ, viện, công ty, tổng công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng… nên ngay từ khi chưa tốt nghiệp, sinh viên đã có nhiều nguồn thông tin việc làm.  

Sinh viên khoa Xây dựng của trường Đại học Kiến trúc được đào tạo chú trọng cả yếu tố kỹ thuật và kiến trúc, được giao lưu với sinh viên và học hỏi từ giảng viên của các khoa Quy hoạch, Kiến trúc, Quản lý đô thị, Công nghệ thông tin… trong trường.

Sinh viên còn có cơ hội giao lưu, trao đổi học tập, làm việc tại Nhật Bản, Thái Lan. Thuận lợi học tập liên thông các trình độ cao hơn tại trường hoặc các nước phát triển Hoa Kỳ, CH Pháp, Nhật Bản.

Ngành xây dựng: Có phải làm việc 100% ngoài công trường? - 2

Sinh viên ngành Vật liệu xây dựng, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) đạt Giải Ba và  Giải Khuyến khích trong cuộc thi “Sáng tạo - Sinh viên Vật liệu xây dựng” do khối trường đại học kỹ thuật tại Hà Nội tổ chức.

Chất lượng đào tạo tốt, học phí “dễ chịu”

Nói về lý do chọn khoa Xây dựng, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội giữa muôn vàn lựa chọn khác, sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc - Lê Gia Linh (Lớp 18 VL, ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng) chia sẻ: “Ngành xây dựng vô cùng đa dạng các đầu việc của khối văn phòng, nghiên cứu, quản lý, và con gái làm được.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là top đào tạo về xây dựng và kiến trúc, đặc biệt học phí rất “dễ chịu”. Đầu ra ngành xây dựng toàn bộ là kỹ sư, không phải là cử nhân. Trường thường xuyên có học bổng trong và ngoài nước, sinh viên được tài trợ làm nghiên cứu khoa học miễn phí cùng các cán bộ của Bộ Xây dựng…”.

Ngành xây dựng: Có phải làm việc 100% ngoài công trường? - 3

Liên chi Đoàn sinh viên khoa nhận Bằng khen của Thành Đoàn Hà Nội vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Trở thành sinh viên khoa Xây dựng, bạn có cơ hội tham gia cuộc thi sinh viên giỏi, Olympic cơ học toàn quốc, cuộc thi về nghệ thuật, văn - thể - mỹ, tiếp xúc các kiến thức cập nhật mới nhất, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

Các phong trào được sinh viên tham gia tích cực, thu được nhiều kiến thức bổ ích, hình thành nên những quan hệ cộng đồng sinh viên thân thiện và tăng cường giao lưu học tập.

Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Địa chỉ uy tín cho xét tuyển học bạ và xét tuyển các tổ hợp A00, A01, D01, D07.

Chào đón Mùa tuyển sinh đại học 2023, Khoa Xây dựng tuyển sinh 4 chuyên ngành dành cho thí sinh các khối A00, A01, D01, D07, gồm: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình ngầm đô thị, Quản lý dự án xây dựng, Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng. Trong đó, 40% chỉ tiêu xét học bạ dành cho 3 chuyên ngành: Xây dựng công trình ngầm đô thị, Quản lý dự án xây dựng, Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng.

Thành Công
Bình luận
vtcnews.vn