Lò võ miễn phí của người cựu biệt động Sài Gòn

Thời sựThứ Sáu, 24/07/2015 07:30:00 +07:00

20 năm qua lớp võ miễn phí của người cựu biệt động Sài Gòn đã đào tạo được hàng ngàn học trò trở thành những người tài đức cho xã hội.

6 giờ 30 sáng tại sân nhà của ông Trần Huy Sơn (59 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã rộn ràng vang lên tiếng tập võ của hàng chục em nhỏ.

6 giờ 30 sáng tại sân nhà của ông Trần Huy Sơn (59 tuổi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã rộn ràng vang lên tiếng tập võ của hàng chục em nhỏ.

Dù đã gần 60 tuổi, nhưng ông Sơn vẫn cháy trong mình tình yêu võ thuật. Ông là người đã truyền dạy võ thuật cho hàng ngàn em nhỏ, thanh thiếu niên trong xã Tân Dĩnh và các vùng lân cận để giờ đây nhiều người đã trưởng thành, vào công tác trong ngành công an, quân đội.

Dù đã gần 60 tuổi, nhưng ông Sơn vẫn cháy trong mình tình yêu võ thuật. Ông là người đã truyền dạy võ thuật cho hàng ngàn em nhỏ, thanh thiếu niên trong xã Tân Dĩnh và các vùng lân cận để giờ đây nhiều người đã trưởng thành, vào công tác trong ngành công an, quân đội.

18 tuổi, chàng thanh niên Trần Huy Sơn theo tiếng gọi non sông lên đường nhập ngũ. Với cơ thể cao lớn, lại có chút võ nghệ phòng thân học được từ bé, Sơn được biên chế vào Lữ đoàn 316 (Quân khu 7), đơn vị nổi danh trong những năm kháng chiến chống Mỹ, với cái tên gọi gây kinh hoàng cho bè lũ tay sai cướp nước và bán nước Mỹ - Ngụy: Biệt động Sài Gòn.

18 tuổi, chàng thanh niên Trần Huy Sơn theo tiếng gọi non sông lên đường nhập ngũ. Với cơ thể cao lớn, lại có chút võ nghệ phòng thân học được từ bé, Sơn được biên chế vào Lữ đoàn 316 (Quân khu 7), đơn vị nổi danh trong những năm kháng chiến chống Mỹ, với cái tên gọi gây kinh hoàng cho bè lũ tay sai cướp nước và bán nước Mỹ - Ngụy: Biệt động Sài Gòn.

Sau khi giải phóng miền Nam, ông và các đồng đội ở đoàn 429 Đặc công tiếp tục sang CamPuChia giúp nhân dân nước bạn đánh đuổi giặc Pôn Pốt. Trong trận chiến đấu ác liệt ở khu Cần Đan, thuộc tỉnh Công Pông Chàm ông đã bị mảnh đạn M79 găm vào cột sống và phải lui về tuyến sau để chữa trị.

Sau khi giải phóng miền Nam, ông và các đồng đội ở đoàn 429 Đặc công tiếp tục sang CamPuChia giúp nhân dân nước bạn đánh đuổi giặc Pôn Pốt. Trong trận chiến đấu ác liệt ở khu Cần Đan, thuộc tỉnh Công Pông Chàm ông đã bị mảnh đạn M79 găm vào cột sống và phải lui về tuyến sau để chữa trị.

Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, năm 1980, ông Sơn trở về nước làm công tác huấn luyện võ thuật tại Trường Quân chính Quân khu 7, tham gia huấn luyện các khoa mục pháo binh và trinh sát. Ông về hưu năm 1995 với quân hàm Đại úy.

Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, năm 1980, ông Sơn trở về nước làm công tác huấn luyện võ thuật tại Trường Quân chính Quân khu 7, tham gia huấn luyện các khoa mục pháo binh và trinh sát. Ông về hưu năm 1995 với quân hàm Đại úy.

Mang trong mình vết tích chiến tranh, một mảnh đạn găm ở cột sống khiến gần như phần cổ và một nửa cơ thể trên của ông không cử động được, muốn nhìn về phía nào thì phải quay cả người về phía đó.

Mang trong mình vết tích chiến tranh, một mảnh đạn găm ở cột sống khiến gần như phần cổ và một nửa cơ thể trên của ông không cử động được, muốn nhìn về phía nào thì phải quay cả người về phía đó.

Thế nhưng vết thương không làm nản chí được người cựu biệt động Sài Gòn. Hàng ngày ông vẫn dậy sớm, chạy bộ vài cây số rồi về tắm nước lạnh. Thời gian rảnh rỗi ông lại cùng con trai luyện tập võ nghệ.

Thế nhưng vết thương không làm nản chí được người cựu biệt động Sài Gòn. Hàng ngày ông vẫn dậy sớm, chạy bộ vài cây số rồi về tắm nước lạnh. Thời gian rảnh rỗi ông lại cùng con trai luyện tập võ nghệ.

‘Bọn trẻ trong vùng thấy vậy kéo đến xin học, thấy chúng nhiệt tình, mà mình thì có lúc ngứa chân ngứa tay, lại thấy trẻ em nhiều đứa sa ngã do ham chơi và đua đòi, tôi liền nảy ý định mở lò võ từ đó.’ ông Sơn kể.

‘Bọn trẻ trong vùng thấy vậy kéo đến xin học, thấy chúng nhiệt tình, mà mình thì có lúc ngứa chân ngứa tay, lại thấy trẻ em nhiều đứa sa ngã do ham chơi và đua đòi, tôi liền nảy ý định mở lò võ từ đó.’ ông Sơn kể.

Tiếng lành đồn xa, lò võ của người cựu biệt động Sài Gòn giờ đây mỗi năm có từ 300 tới 500 môn sinh theo học, chia làm sáu lớp gồm ba nhóm tuổi. Nhóm một từ sáu đến 11; nhóm hai từ 11 đến 17; nhóm thứ ba là từ 17 trở lên.

Tiếng lành đồn xa, lò võ của người cựu biệt động Sài Gòn giờ đây mỗi năm có từ 300 tới 500 môn sinh theo học, chia làm sáu lớp gồm ba nhóm tuổi. Nhóm một từ sáu đến 11; nhóm hai từ 11 đến 17; nhóm thứ ba là từ 17 trở lên.

Hàng năm, lò võ của ông cung cấp từ hai đến ba người cho đội tuyển võ thuật của tỉnh đi thi đấu quốc gia. Nhiều người trưởng thành vào công tác trong ngành công an, quân đội, trở thành những người có ích cho xã hội.

Hàng năm, lò võ của ông cung cấp từ hai đến ba người cho đội tuyển võ thuật của tỉnh đi thi đấu quốc gia. Nhiều người trưởng thành vào công tác trong ngành công an, quân đội, trở thành những người có ích cho xã hội.

Điều khiến ông tâm đắc nhất là suốt 20 năm dạy võ, chưa khi nào võ sinh của ông vi phạm đạo đức nhà võ đến mức phải trục xuất, không em nào vi phạm pháp luật. Chuyện đánh nhau, gây gổ hoàn toàn bị nghiêm cấm.

Điều khiến ông tâm đắc nhất là suốt 20 năm dạy võ, chưa khi nào võ sinh của ông vi phạm đạo đức nhà võ đến mức phải trục xuất, không em nào vi phạm pháp luật. Chuyện đánh nhau, gây gổ hoàn toàn bị nghiêm cấm.

Ông thường dặn dò các môn sinh của mình : ‘Học võ cốt ở chỗ rèn luyện kỷ luật, bản lĩnh và lòng kiên trì, không ngại khó và phải có mục đích tích cực. Phải đặt chữ đức và cái tâm trong sáng lên hàng đầu. Không rèn được mấy đức tính ấy thì khó mà thành.’ (Thực hiện: Việt Linh)

Ông thường dặn dò các môn sinh của mình : ‘Học võ cốt ở chỗ rèn luyện kỷ luật, bản lĩnh và lòng kiên trì, không ngại khó và phải có mục đích tích cực. Phải đặt chữ đức và cái tâm trong sáng lên hàng đầu. Không rèn được mấy đức tính ấy thì khó mà thành.’ (Thực hiện: Việt Linh)

Bình luận
vtcnews.vn