Lại chuyện bán lúa để tậu… Iphone

Thể thaoThứ Bảy, 06/10/2012 07:31:00 +07:00

Bóng đá chuyên nghiệp khác với bóng đá bao cấp ở chỗ nó phải được vận hành và hoạt động như một doanh nghiệp. Có lãi thì tồn tại, thua lỗ thì giải thể.

Ngồi quán cà phê nói chuyện bóng đá nội thời điểm này khó khăn, nhiều ông chủ tính bỏ bóng đá, CLB đứng bên bờ giải thể, một anh bạn đang là chủ một doanh nghiệp nhỏ cười cười: "Bởi vì cánh nhà báo và NHM cứ quan trọng hóa vai trò của bóng đá thì mới thành to chuyện thôi. Bóng đá chuyên nghiệp khác với bóng đá bao cấp ở chỗ nó phải được vận hành và hoạt động như một doanh nghiệp. Có lãi thì tồn tại, thua lỗ thì giải thể.

 Bóng đá Việt đang trong những ngày ảm đạm! (Ảnh: Quang Minh)

 

Bóng đá chuyên nghiệp khác với bóng đá bao cấp ở chỗ nó phải được vận hành và hoạt động như một doanh nghiệp. Có lãi thì tồn tại, thua lỗ thì giải thể.

Song An
 
Trong năm 2011 và 2012 này, chắc cũng không dưới 100 ngàn doanh nghiệp giải thể nên đừng có khóc cho bóng đá. Lẽ ra chuyện này phải đến từ lâu rồi. Bóng đá Việt quen ngửa cổ chờ sữa mà còn tồn tại đến giờ mới rục rịch giải thể là hơi muộn".

Hôm qua, thông tin về CLB BĐ Hà Nội rút lui không dự V.League 2013, giải thể rồi hoãn cứ "lượn" như chong chóng. Có thể, để giữ lại chút uy tín, người ta cố gắng đầu tư cho CLB BĐ Hà Nội thêm một thời gian nữa. Nhưng vấn đề nó sẽ chơi như thế nào khi mà luôn ở trong tình trạng "có khả năng bị rút ông thở". Ai sẽ đá hết mình hay lại là một cuộc tháo chạy nữa?

Hôm qua, CT VPF Võ Quốc Thắng động viên: "Sẽ không có đội nào phải bỏ giải". Nhưng để duy trì bằng cách nào? Gói cứu trợ từ VPF? Bản thân chính công ty VPF cũng là một doanh nghiệp và đang sinh lời bằng cách ngửa tay xin tài trợ.

Vấn đề là tại sao vẫn cứ phải cố gắng duy trì một giải đấu khi các CLB không còn đủ tiền nuôi chính nó và giải đấu vẫn còn quá xa nhu cầu thực sự của NHM.

Đúng là một hay nhiều CLB giải thể đôi khi cũng chỉ nên xét trên phương diện là các doanh nghiệp giải thể. Nếu có, tác động trực tiếp đến các cầu thủ, các HLV. Với NHM, không phải là quá quan trọng.

Thậm chí cứ coi như V.League hoãn 1 năm thì liệu nó có tác động đến xã hội không? Xin thưa là sự tác động ấy chưa chắc đã mạnh bằng một lần tăng giá xăng dầu.

Chưa bao giờ giá một CLB bóng đá lại rẻ như thời điểm hiện tại. Tới mức có thể là "cho không biếu không" mà chẳng ai đắt.

Trong lúc bóng đá nội rớt giá thảm hại thì cũng là lúc người ta nói về một câu chuyện khác: Câu chuyện bản quyền giải Ngoại hạng Anh với các giá chào bán 30 triệu USD cho 3 mùa.

Có cần thiết phải mất một khoản tiền lớn như vậy để xem Ngoại hạng Anh? Hay là khi nhà nhà, người người khó thì cứ tạm "hoãn sự sung sướng" trong vài năm. Chỉ có tuyên bố "nghỉ chơi" may ra mới hy vọng một cái giá thấp. Nếu không thì "ngừng giải Anh" trên truyền hình chưa chắc là phương án tồi.

Bóng đá thì cũng hay thật những không có nghĩa là chúng ta phải cố gắng đánh đổi bằng mọi giá.

Đặt sự rẻ rúm của bóng đá nội thời đim này và món hàng đắt giá Ngoại hạng Anh thì đúng là bán lúa để tậu… Iphone.

Song An (Thể thao 24h)

Bình luận
vtcnews.vn