Kỷ lục gia thế giới dạy học sinh Việt ghi nhớ

Giáo dụcThứ Tư, 07/05/2014 07:28:00 +07:00

(VTC News) - Hội thảo với chuyên đề “Làm thế nào để khai thác tối đa năng lực não bộ?" dự kiến sẽ thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia.

(VTC News) - Hội thảo với chuyên đề “Làm thế nào để khai thác tối đa năng lực não bộ?" do Tổ chức Kỷ lục Châu Á, Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ và Tổ chức Kỷ lục Việt Nam dự kiến sẽ thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia.

Chương trình được chia sẻ bởi Bác sĩ - Kỷ lục gia Thế giới người Ấn Độ Dr. Biswaroop Row Chowdhurry, một chuyên gia sức khoẻ hiện đại, tác giả của 25 cuốn sách về năng lực não bộ và cơ thể. Ông cũng là minh chứng hùng hồn nhất cho khả năng ghi nhớ của con người bằng phương pháp mới. 
 Dr. Biswaroop trong buổi huấn luyện trí nhớ cho học sinh, sinh viên Ấn Độ
Khi còn là sinh viên của Trường Cao đẳng Punja Engineer (PEC), ông thường bị bạn bè gọi là “bhullakad” (người hay quên, đãng trí), chính “khiếm khuyết” này đã trở thành động lực để Biswaroop Roy Chowdhurry vượt qua những rào cản phía trước, phấn đấu học tập để uyên thông nghệ thuật tối ưu năng lực não bộ và trở thành Kỷ lục gia của Thế giới về trí nhớ siêu phàm nhất vào năm 2006.

Ông có thể nhớ 140 ký tự (bao gồm hơn 14 tên, ngày, tháng và năm) chỉ trong 2 phút.
“Tôi muốn hiểu tại sao người ta lại có thể quên mọi thứ. Tôi quá băn khoăn để tìm hiểu điều này đến nỗi phải từ bỏ công việc của một kỹ sư sản xuất trong vòng 1 năm để đọc sách và luyện trí nhớ. Tôi đã ngồi hàng giờ trong thư viện của Chandigarh để nghiên cứu tìm tòi về các kỹ thuật luyện trí nhớ” – Biswaroop chia sẻ với Thời báo Daily Post.
Trong hơn 10 năm qua, Biswaroop đã thành lập và điều hành Trung tâm Huấn luyện tại Faridabad, tỉnh Haryana, chuyên về việc huấn luyện các kỹ thuật tối ưu năng lực não. Mọi người, từ độ tuổi 7-70, bao gồm cả sinh viên, giảng viên, quân nhân, giới nội trợ đều là học viên của trung tâm huấn luyện này. 
“Não bộ chính là yếu tố chính của mọi vấn đề. Thông qua não bộ, chúng ta có thể hướng nguồn năng lượng sang một nhiệm vụ mà dường như trước đó là không thể đối với bản thân. Tôi có thể hít đất 198 cái trong vòng 1 phút. Đơn giản bởi lúc đó tôi đã khám phá ra rằng năng lượng thực sự cần để lập kỷ lục này chính là năng lực não bộ”, Biswaroop cho biết thêm.
Hội thảo với chuyên đề: “Làm thế nào để khai thác tối đa năng lực não bộ” sẽ đưa ra những cách thức và phương pháp cơ bản để rèn luyện và phát triển năng lực trí nhớ hàng ngày, bằng phương pháp Dynamic Memory Method (DMM).

Phương pháp DMM sẽ giúp các em sinh viên - học sinh học được cách ghi nhớ nội dung một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất các đề cương ôn tập, giáo trình học tập nhằm tối đa hóa kết quả thi cử. 
Với phương pháp DMM, nhiều học viên của Dr. Biswaroop đã áp dụng thành công, đạt được những kết quả nhảy vọt trong kỹ thuật luyện trí nhớ và năng lực não bộ, trở thành kỷ lục gia Ấn Độ, kỷ lục gia châu Á và kỷ lục gia thế giới về khả năng ghi nhớ siêu phàm và tư duy sắc bén.

Một trong những học viên nổi bật là Neerja – người đã có khả năng ghi nhớ toàn bộ cuốn Từ điển Oxford (English – Hindi). 
Hội thảo này cũng đặc biệt khuyến khích các thầy cô, các bậc phụ huynh tham gia để hỗ trợ con em mình có phương pháp học tập tốt nhất.

Ngoài ra, Hội thảo còn nhắm đến việc trau dồi kiến thức cho người tham dự trong việc giảm thiểu những áp lực từ cuộc sống và đẩy lùi bệnh tật để tận hưởng một cuộc sống khoẻ mạnh.

Hội thảo sẽ được tổ chức ngày 7/5 tại TP.HCM và ngày 12/5 tại Hà Nội.
Dynamic Memory Method (DMM) là phương pháp giúp con người học kỹ thuật  trí nhớ và rèn luyện trí nhớ hàng ngày bằng cách sử dụng các giác quan mắt - tai -miệng  ngài Biswaroop Roy Chowdhury tạo nên nhờ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thực hành trong nhiều năm.

Biswaroop Roy Chowdhurry là người duy nhất trên thế giới đang nắm giữ 2 kỷ lục của thế giới: Kỷ lục về năng lực não bộ và cơ thể (Mind & Body World Records)
.


Phan Cường
Bình luận
vtcnews.vn