‘Không đỗ đại học thì sao?’: Lời giải dành cho Gen Z và hội phụ huynh

Tản mạnThứ Năm, 16/09/2021 20:00:00 +07:00

Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân hay dạy bạn trở thành con người xuất chúng.

Tất nhiên, sẽ không có gì vui sướng và tốt đẹp hơn việc được đỗ vào đúng trường đại học mà mình mơ ước. Đó là thành quả của cả một quá trình đèn sách suốt 12 năm qua cũng như bao tâm tư, hy vọng của bố mẹ. Tuy nhiên, đáng buồn thay là không phải tất cả mơ ước đều được toại nguyện, không phải mọi sĩ tử đi thi đều đạt kết quả như ý. 

Với những bạn trẻ không may mắn được bước vào cánh cổng đại học luôn lo ngại đặt ra cho mình câu hỏi: “Vậy, không đỗ đại học thì làm gì?”. Dưới đây sẽ là một số con đường mà hội Gen Z và phụ huynh có thể tham khảo:

Nghỉ ngơi

Khi nhận được thông báo kết quả, thay vì ngồi trong phòng ủ rũ, buồn chán cũng không có ích gì. Hãy cứ vui chơi, xả stress và làm những gì mình muốn. Đừng tự mình đắm chìm trong cảm giác thất vọng, bất lực và vô dụng, việc này đồng nghĩa với bạn đang tự kéo mình ra khỏi những cơ hội khác.

‘Không đỗ đại học thì sao?’: Lời giải dành cho Gen Z và hội phụ huynh - 1

(Ảnh: Her Campus)

Trượt đại học có thể không sai nhưng tự làm khổ mình thì nhất định bạn sai lắm rồi. Bạn có quyền khóc thật to hay làm chuyện điên rồ hơn ngày thường nhưng hãy nhớ đến tương lai tươi đẹp đang chờ con người mạnh mẽ hơn hôm xưa nhé!

Xem xét các đợt tuyển bổ sung

Khóc xong rồi thì lên kế hoạch mình sẽ làm gì sắp tới. Các trường đại học thường có đợt tuyển nguyện vọng bổ sung nên hãy canh trường mình thích, xem xét các trường trong tầm với để nộp hồ sơ ngay khi trường mở lại.

Không phải trường đại học hàng top sẽ hứa hẹn một tương lai hàng top. Đừng đánh giá thấp những trường top dưới, quan trọng nhất là bạn tìm được thứ phù hợp, thứ mình thích và dành trọn tâm huyết cho công việc mình theo đuổi.

Học nghề, cao đẳng, học trường ngoài công lập

‘Không đỗ đại học thì sao?’: Lời giải dành cho Gen Z và hội phụ huynh - 2

(Ảnh: Pinterest)

Hãy xem như việc trượt đại học là cơ hội cho mình tìm ra nghề phù hợp để theo đuổi ước mơ đến cùng. Học nghề chỉ tốn của bạn một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ không phải đối diện với những lý thuyết khô khan ở trường đại học. Bạn sẽ được bắt tay ngay vào công việc thực tế và có cơ hội lập nghiệp sớm hơn những bạn đậu đại học.

Học để thi lại

Nếu bạn vẫn giữ ước mơ học đại học thì hãy thử sức một lần nữa vào kỳ thi đại học năm sau. Hãy nhớ rằng, trượt đại học không phải là một điều quá tệ hại. Một khoảng thời gian ôn thi lại sẽ giúp bạn nhìn nhận lại sở thích của mình là gì? Ngành nghề mà mình đam mê là gì?… Khoảng thời gian này sẽ là khoảng thời gian “vàng” cho bạn định hình lại tương lai của mình, tránh những sai lầm về sau.

Đi làm

‘Không đỗ đại học thì sao?’: Lời giải dành cho Gen Z và hội phụ huynh - 3

(Ảnh: barnard)

Nếu trượt đại học mà bạn lo lắng không biết làm gì thì sao không thử đi làm để trải nghiệm ngành mình thích. Có thể sau khi đi làm bạn nhận ra mình thích hợp với công việc đầu bếp hay bạn có máu kinh doanh… Những công việc đầu đời sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ trở nên cứng cáp hơn trước những khó khăn, thách thức khác. 

Người ngoài không chứng kiến sự cố gắng của bạn nên đương nhiên họ chỉ nhìn vào kết quả mà đánh giá cả quá trình. Tuy nhiên việc của bạn là mặc kệ họ, cuộc sống là của mình, bạn còn rất nhiều việc cần làm hơi đâu mà quan tâm ánh mắt người khác.

‘Không đỗ đại học thì sao?’: Lời giải dành cho Gen Z và hội phụ huynh - 4

(Ảnh: Clipartkorea)

Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân hay dạy bạn trở thành con người xuất chúng. Cũng không nhân sự nào đánh giá một con người khi tuổi 18 anh ta lỡ trượt đại học. Chỉ có cuộc đời đánh giá và dành cái nhìn ưu ái cho những bạn trẻ dám vượt qua nỗi sợ để đứng lên.

Điều quan trọng hơn cả là hãy biết nắm bắt cơ hội và tỏa sáng theo cách riêng của mình.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn