
Ngày 27/07/1953, hai miền Triều Tiên ký kết hiệp định đình chiến. Theo đó, mỗi bên lùi 2 km, tạo thành khu phi quân sự rộng 4 km dọc theo vĩ tuyến 38. Khu phi quân sự bán đảo Triều Tiên được thành lập từ đó.

Cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đều cho xây dựng những ngôi nhà cho người dân ở khu vực này.

Nhưng trong khi Hàn Quốc gửi dân tới khu vực này sinh sống thì Triều Tiên coi đây như mảnh đất thu hút những người có ý định đào tẩu từ bên kia biên giới.

Và khi Hàn Quốc cho xây dựng một cột cờ cao gần 100m Triều Tiên cũng đáp lại bằng một công trình tương tự cao 160m.

Mỗi khi nhắc tới cuộc đối đầu này người ta vẫn thường gọi nó là "Cuộc chiến cột cờ".

Khu vực "nóng" nhất ở biên giới hai miền vẫn là Khu vực An ninh chung

Đây là nơi binh sĩ hai nước đối mặt trong suốt 60 năm qua

Đường bê tông ngăn cách biên giới hai quốc gia

Các binh sĩ Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng yểm trợ cho Hàn Quốc

Cả ba binh sĩ Hàn Quốc đều hướng mắt về phía Triều Tiên

Vị trí sắp xếp đứng gác trong cùng một canh của 3 lính Triều Tiên khá đặc biệt. Có một số thông tin cho rằng hai trong ba người phải đứng đối diện nhau để phòng trường hợp người kia đào tẩu.

Binh lính cả hai đều thường xuyên diễu hành sau ca trực.

Tuy nhiên, có những dịp cả hai bên phải trao đổi qua lại. Mặc dù có một chiếc điện thoại cổ được lắp đặt ở khu vực này nhưng Triều Tiên không bao giờ hồi âm.

Ngay cả việc trao trả những binh sĩ Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc cũng chỉ được nước này thông báo với người nhà qua loa tay.

Các tòa nhà được xây dựng để thực hiện các cuộc họp giữa hai bên.

Tại một căn phòng nhỏ, du khách có thể đứng đi quanh một chiếc bàn và tuyên bố họ đang ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc.

Khi các binh sĩ Hàn Quốc tiến vào căn phòng, những người lính Triều Tiên sẽ sát sao dõi theo từng động thái.

Bình luận
Bạn chưa nhập nội dung bình luận
Họ tên tối thiểu 2 ký tự !