Hệ thống giáo dục Phần Lan, Hàn Quốc có gì ưu việt?

Giáo dụcThứ Sáu, 08/01/2016 06:55:00 +07:00

Hệ thống giáo dục Phần Lan và Hàn Quốc có nhiều điểm mà Việt Nam có thể học tập, rút kinh nghiệm.

(VTC News) - Hệ thống giáo dục Phần Lan và Hàn Quốc có nhiều điểm mà Việt Nam có thể học tập, rút kinh nghiệm.

Hệ thống giáo dục Phần Lan

Phần Lan là một trong những quốc gia dân cư thưa thớt nhất châu Âu. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Phần Lan là 5 238 460 người. Với mật độ dân số chỉ khoảng 16 người/km², Phần Lan trở thành quốc gia có mật độ dân cư thấp nhất trong các nước Liên minh Châu Âu. Ngôn ngữ phổ biến tại nước này là tiếng Phần Lan - một ngôn ngữ không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, ngoài ra tiếng Thụy Điển cũng được coi là một ngôn ngữ chính thức.
Hệ thống giáo dục Phần Lan
Hệ thống giáo dục Phần Lan 
Phần lan là một nước có thành tích học tập của học sinh phổ thống rất nổi bật khi luôn đứng đầu trong nhiều kì đánh giá học sinh quốc tế PISA.

Hệ thống giáo dục Phần lan được thiết kế tương đối đơn giản gồm có giáo dục mầm non không bắt buộc, giáo dục phổ thông bắt buộc (tương đương tiểu học và trung học cơ sở). Sau giáo dục bắt buộc người học có thể đi theo hai luồng chính là giáo dục hàn lâm qua trung học hàn lâm (gynasium), chương trình cử nhân của các đại học tổng hợp (university) rồi đi lên thạc sĩ và tiến sĩ.

Người học cũng có thể đi theo con đường định hướng chuyên nghiệp bằng cách học trung học dạy nghề rồi học lên các trường đại học khoa học ứng dụng (polytechnic), đi tiếp lên thạc sĩ chuyên nghiệp (polytechnic master). Những người có bằng thạc sĩ chuyên nghiệp cũng có thể học lên tiến sĩ.
Học sinh Phần Lan
Học sinh Phần Lan 

Hệ thống này là một hệ thống đơn giản, thuận tiện cho việc lựa chọn và thay đổi nguyện vọng học tập của người học. Khả năng chuyển đổi con đường học tập được đảm bảo theo triết lý học tập suốt đời.

Quản lý nhà nước về giáo dục thuộc về Bộ Giáo dục và văn hóa.

Hệ thống giáo dục Hàn Quốc

Hàn Quốc hiện là một nước theo chế độ cộng hòa tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF.

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt.


Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ.
Hệ thống giáo dục Hàn Quốc
Hệ thống giáo dục Hàn Quốc 

Hệ thống trường học hiện đại ở Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Học sinh bắt buộc phải học tiểu học và trung học cơ sở nhưng không phải trả chi phí giáo dục, ngoại trừ một khoản phí nhỏ gọi là "Phí hỗ trợ hoạt động của nhà trường".

Khoản phí này khác nhau tùy theo từng trường học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo - hiện đang xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc tốt thứ ba trên thế giới và cao hơn mức trung bình của OECD.

Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng nhất về giải quyết vấn đề. Mặc dù sinh viên Hàn Quốc thường được xếp hạng cao trong các bài kiểm tra so sánh quốc tế, tuy nhiên hệ thống giáo dục đôi khi bị lên án vì tập trung nhấn mạnh vào việc học thụ động và học thuộc lòng.

Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc khắt khe và rập khuôn hơn hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước phương Tây.

Ngoài ra, việc thành lập các trường tư độc lập với học phí cao (Hagwon (학원)) bị lên án như là một vấn đề lớn của xã hội. Tuy nhiên, sau khi sinh viên bước vào đại học, tình hình lại đảo ngược đáng kể.
Năm 2014 có 650.000 học sinh trung học Hàn Quốc tham gia vào kỳ thi đại học
Năm 2014 có 650.000 học sinh trung học Hàn Quốc tham gia vào kỳ thi đại học 

Bộ Giáo dục (tách ra từ Bộ Giáo dục, Khoa học và công nghệ trước đây) là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến các hoạt động học thuật, khoa học và giáo dục công.

Bộ Giáo dục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chủ trì các chính sách về giáo dục, xây dựng chính sách và quản lý các cơ sở giáo dục từ cấp tiểu học đến đại học và sau đại học, xuất bản và thẩm định sách giáo khoa.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục còn hỗ trợ quản lý hành chính và tài chính cho tất cả các cấp thuộc hệ thống nhà trường, hỗ trợ các đơn vị quản lý giáo dục địa phương và các trường đại học quốc lập, tổ chức hệ thống đào tạo giáo viên, giám sát giáo dục suốt đời và phát triển các chính sách phát triển nguồn nhân lực.



Phạm Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn