Lê Minh Hà: Nữ nhà văn 'một thời dại trai'

Giáo dụcThứ Hai, 13/10/2014 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Trong buổi trò chuyện ra mắt cuốn tiểu thuyết 'Phố vẫn gió', nữ nhà văn Lê Minh Hà đã chia sẻ về cuộc đời và những gian nan để viết lên tác phẩm.

(VTC News) - Trong buổi trò chuyện ra mắt cuốn tiểu thuyết 'Phố vẫn gió', nữ nhà văn Lê Minh Hà đã chia sẻ về cuộc đời và những gian nan để viết lên tác phẩm của mình.

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nữ nhà văn Lê Minh Hà sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1983, chị đã từng dạy ở trường trung học Đan Phượng và Hà Nội - Amsterdam. Từ năm 1994 chị sống và viết tại Berlin, Đức.

Chị đã xuất bản các tập truyện ngắn Trăng góa; Gió biếc; Những giọt trầm; Những gặp gỡ không ngờ; Sâm cầm (cùng Phạm Hải Anh); Truyện cổ viết lại (cùng Lê Đạt); tùy bút Thương thế ngày xưa và tiểu thuyết Gió tự thời khuất mặt.
Lê Minh Hà: Nữ nhà văn một thời dại trai
Nhà văn Lê Minh Hà ký tặng độc giả. 
Trong buổi giao lưu, chị đã nhận mình là người con gái 'dại trai' theo chồng sang Đức. Dù xa quê hương nhưng trong chị luôn hướng về nơi 'chôn rau cắt rốn' của mình. Vì nỗi nhớ đó mà chị đã hình thành nên cuốn tiểu thuyết ngày hộm nay.

Hà Nội trong Phố vẫn gió hiện ra ở hai hình ảnh đối lập. Một Hà Nội cũ trong ngôi biệt thự trên phố, với thứ ánh sáng dịu dàng, thanh âm êm ái, và vẻ trầm lặng hơi xa cách khiến nó càng thêm quyến rũ.

Một Hà Nội mới của những khu tập thể thời hậu chiến giống như bản tổng phổ hỗn loạn những hình dạng xấu xí, những thanh âm chói gắt và những thứ mùi không sao định nghĩa nổi.

Không gian trong "Phố vẫn gió" là không gian bị chia cắt, Hà Nội trong Phố vẫn gió hiện ra ở hai hình ảnh đối lập. Một Hà Nội cũ trong ngôi biệt thự trên phố, với thứ ánh sáng dịu dàng, thanh âm êm ái, và vẻ trầm lặng hơi xa cách khiến nó càng  thêm quyến rũ.

Một Hà Nội mới của những khu tập thể thời hậu chiến giống như bản tổng phổ hỗn loạn những hình dạng xấu xí, những thanh âm chói gắt và những thứ mùi không sao định nghĩa nổi.
Lê Minh Hà: Nữ nhà văn một thời dại trai
Nhà văn Lê Minh Hà, nhà văn – nhà báo Lê Anh Hoài, nhà văn Nguyễn Trương Quý cùng đông đảo bạn bè, học sinh cũ của chị.
Nhà văn Nguyễn Trương Qúy chia sẻ: 'Đứng dưới góc độ phê bình văn học tôi thấy chị không tiểu thuyết hóa cuốn tiểu thuyết của chị mà ở trong "Phố vẫn gió" chị làm được một điều rất là tốt, rất là hay đối với người đọc là chị không khẳng quyết điều gì cả, chị đưa ra được một tác phẩm nhiều lớp đa nghĩa, chính điều đó để lại ấn tượng trong lòng độc giả và đó là ;ý do để họ chọn sách của chị.

Cách viết công phu cho đến điều tiết tư tưởng, suy tưởng của chị vô số những của sổ khác nhau, như một người chất chứa nhiều câu chuyện'.
Lê Minh Hà: Nữ nhà văn một thời dại trai
Chị Hà chia sẻ về hành trình gian nan để hình thành nên tác phẩm như ngày hôm nay. 
Chị Hà cho hay, nếu là người gốc Thái Bình, tôi sẽ mô tả không gian nó có thể là vẫn của thời thế ấy nhưng sẽ có nhưng cánh đồng lúa.

"Còn nếu tôi quê ở anh Trần Đăng Khoa tôi sẽ viết con sông kinh thầy chảy qua quê tôi chắc sẽ đi vào văn tôi nhưng tôi không biết nhiều về vùng đất ấy một cách kỹ càng như phố Hà Nội này, vì thế Hà Nội đơn giản chỉ là không gian tôi chọn để nói về một điều khác", nữ nhà văn chia sẻ.

Thủ đô của bất kể nước nào cũng là một phóng chiếu về cuộc sống của quốc gia đó. Và có cái may mắn là chị sống ở Hà Nội, tôi chọn Hà Nội như một không gian, như một khoảng thời gain xác định từ năm 1954 đến nay.

Thực sự khi mô tả cuộc sống con người trong những ngôi biệt thự mà phân cho cán bộ cao cấp hay những thị dân, trung lưu có học ở Hà Nội rút về ẩn trốn ở đó hay là những khu tập thể. Chị muốn nói đến một quá trình tan rã của cái giá trị thiết tha một thời nhưng đã tan rã không có nghĩa là mất hết.

"Tôi tin tác phẩm này sẽ có những giá trị mới, không giống như giá trị tôi thiết tha nữa nhưng mong sẽ là giá trị tôi định hình lại", nhà văn Lê Minh Hà nói.
Lê Minh Hà: Nữ nhà văn một thời dại trai
Cuốn tiểu thuyết Phố vẫn gió.
Chị Hà đặc biệt mê truyện trinh thám Grymme và thích xem phim kinh dị mà có tính tâm lý, nó dồn nén đến tột cùng, từng chi tiết.

Chị đã đạo bút pháp của Grymme vào trong "Phố vẫn gió", chị dành rất nhiều thời gian mới hoàn thành được tác phẩm này.

'Gần 2 năm tôi viết lên, viết xuống, bỏ, và khoảng 1 năm ngồi ì ạch với từng đoạn". Lê Minh Hà chia sẻ.

Cũng nhận xét về tác phẩm "Phố vẫn gió", một nữ biên tập viên Nhà xuất bản Lao động cho biết, một tác phẩm hay thì điều quan trọng nó phải gây được cảm xúc nào đó chứ không phải là cuốn sách mà người ta đọc rồi ngủ quên. "Phố vẫn gió" của Lê Minh Hà là một cuốn sách như vậy.

Lưu Ly
Bình luận
vtcnews.vn