Euro cũng có... Đồi Ngô?

Tổng hợpThứ Tư, 20/06/2012 11:43:00 +07:00

Cái kịch bản kinh hoàng hay còn gọi là "thảm họa EURO 2004" đã không xảy ra với tuyển Italia.

Cái kịch bản kinh hoàng hay còn gọi là "thảm họa EURO 2004" đã không xảy ra với tuyển Italia.

Trước đó thì nhiều người Italia, những người hâm mộ đội bóng này đều tính đến khả năng lớn là thầy trò Cesare Prandelli sẽ bị loại bởi những trò bỉ ổi trong bóng đá, cụ thể là Tây Ban Nha sẽ bắt tay với Croatia.

Điều trớ trêu là chính người Italia lại rất giỏi với những gì gọi là những trò bỉ ổi, hay nói một cách văn hoa là những tiêu cực trong bóng đá. Serie A, ngay trước thềm EURO đã dính vào scandal tiêu cực, tới mức quan chức bóng đá Italia để ngỏ khả năng tuyển nước này sẽ rời giải vì không tiêu hóa nổi sự nhục nhã ấy.

Vậy thì người Italia sẽ phải cảm ơn về cái gọi là sự trung thực thuần khiết của EURO lần này?

Italia lọt qua khe cửa hẹp

Không đến mức như vậy, Italia đã chơi cuộc chơi của mình. Tây Ban Nha hay Croatia cũng vậy. Cũng không thể nói những người Tây Ba Nha đã chơi bóng, ghi bàn vì người Italia. Đơn giản là họ đá vì chính họ.

Bây giờ, lại một chút nghi án về ông trọng tài người Đức bắt trận Tây Ban Nha- Croatia. Bàn thắng của Navas liệu đã được ghi trong tình huống cầu thủ này đã việt vị? Liệu những phản ứng của HLV Croatia Bilic về hai tình huống Croatia đáng lẽ phải được hưởng penalty.Bóng đá hấp dẫn bởi nó khó đoán định và có lẽ cũng vì thế mà trái bóng hình tròn chứ không phải hình…vuông.

Đôi khi người Việt xem thứ bóng đá đỉnh cao như EURO cứ bị ám ảnh bởi sự gian lận như thể phải gian lận mới là cốt lõi và bản chất của cuộc sống. Nó giống như chuyện tung bài thi để học sinh quay cóp giữa kỳ thi tốt nghiệp PTTH nhằm thỏa mãn căn bệnh thành tích. Ở EURO lần này, đội nào sẽ cần phao? Bóng đá hiện đại không đứng độc lập ngay cả khi nó cố gắng đảm bảo vai trò giải trí.


Buffon cảm ơn Tây Ban Nha vì đã chơi hết mình

Bóng đá là một phần của chính trị, của kinh tế. Thậm chí không bó hẹp ở quốc gia mà mang tính toàn cầu. Việc Hy Lạp bất ngờ vào tứ kết có ảnh hưởng tới kết quả bầu cử ở nước này để dẫn đến việc Đảng bảo thủ- Đảng ủng hộ thỏa thuận cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) dành cho nước này- giành chiến thắng. Nhưng điều này nó lại dẫn đến câu chuyện khác liên quan đến trận đấu Đức- Hy Lạp ở tứ kết khi Đức- nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã bị cho là nhân tố chính khiến Chính phủ Hy Lạp phải thực hiện để đổi lấy các khoản cứu trợ đã đẩy hàng nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp. Bóng đá lúc này, có trở thành cái phao ném ra để đánh đổi? 


Cụ thể là liệu đội tuyển Hy Lạp có bị gây sức ép khi đối đầu với tuyển Đức liên quan đến câu chuyện kinh tế và đồng tiền chung euro? Bóng đá, đôi khi như câu chuyện trong thi cử vừa rồi. Điều quan trọng là người ta nhìn nhận hiện tượng Đồi Ngô là phổ biến hay cá biệt.Lại cũng tùy theo góc nhìn, để rồi đưa ra một câu hỏi: EURO cũng có…Đồi Ngô?

Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 

Xem thêm tại đây

Song An (thể thao 24h)
Bình luận
vtcnews.vn