Điều gì thu hút giáo viên bản ngữ gắn bó với nghề?

Doanh nghiệp tự giới thiệuThứ Năm, 28/07/2022 16:01:00 +07:00
(VTC News) -

Điều gì đã giúp Tom Lieberman – giáo viên bản ngữ người Mỹ có thể trụ lại với nghề giáo trong gần một thập kỷ sinh sống và làm việc tại Việt Nam?

Chỉ 2 năm trước, cụm từ “giáo viên bản ngữ” vẫn còn là cụm từ sáng giá trong cộng đồng người học ngoại ngữ. Thế nhưng, từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, nhiều người trong nhóm này rơi vào cảnh thất nghiệp. Có người thậm chí phải chuyển sang các ngành nghề khác, có người lại tìm đủ công việc ngắn hạn để sinh sống.

Trong nhóm người đó, vẫn có không ít thầy cô bản ngữ đã đồng hành cùng nhiều thế hệ học viên Việt Nam. Vậy đâu là điểm mấu chốt giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn và trụ lại với nghề trong suốt thời gian 10 năm qua?

Chi phí sinh hoạt thấp

Một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều giáo viên nước ngoài chọn ở lại Việt Nam là do chi phí rẻ. Chi phí sinh hoạt tại nước ta thấp hơn nhiều so với quốc gia của họ.

Thầy Tom Lieberman - giáo viên người Mỹ đang giảng dạy tại Freetalk English là một ví dụ. Thầy chia sẻ rằng, thầy đã quyết định đến Việt Nam vào năm 2013 theo lời mời của một người bạn “đặc biệt” sau nhiều năm giảng dạy ở Mỹ.

Điều gì thu hút giáo viên bản ngữ gắn bó với nghề? - 1

Tom Lieberman- Giáo viên bản ngữ gắn bó với Việt Nam gần 10 năm nay.

Mặc dù là một người có điều kiện khá ở Mỹ, nhưng thầy vẫn thành thật chia sẻ, chi phí ở Mỹ tăng quá cao, lại có nhiều vấn đề phức tạp, đồng thời thầy cũng muốn trải nghiệm môi trường mới nên quyết định đến một đất nước khác.

Hơn thế nữa, tại Việt Nam, hầu hết sinh hoạt đều khá thoải mái, từ tiền thuê nhà ở, đồ ăn, thức uống, hay chi phí sử dụng Internet cho đến các dịch vụ khác đều rẻ hơn nhiều so với các nước khác. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến thầy quyết định ở lại mảnh đất hình chữ S này.

Đất nước hòa bình, định hướng phát triển tốt

Trái ngược với Mỹ, Việt Nam là một đất nước hòa bình và luôn có kế hoạch nhất quán trong từng trường hợp.

Điển hình như thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ đã xử lý và dập dịch rất tốt. Hình thức học online được triển khai sớm và sâu rộng, phát triển một cách nhanh chóng và kịp thời, giúp việc dạy học trở nên dễ dàng hơn.

Điều này đã thể hiện Việt Nam là một đất nước hòa bình, phát triển, có tầm nhìn chiến lược phù hợp, đưa ra các phương án chính xác, kịp thời trong tình huống cấp bách.

Bản thân các giáo viên bản ngữ như thầy Tom đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và chính quyền địa phương. Đây là điều mà ông thấy vô cùng biết ơn.

Hình thức dạy và học được đổi mới và cập nhật phù hợp

Gần như tất cả các cơ sở đều triển khai dạy và học từ xa trong thời gian tạm dừng đến trường do diễn biến của dịch COVID-19, Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá tích cực trong việc áp dụng các hình thức học tập trực tuyến.

Có thể thấy, dịch COVID-19 tạo ra áp lực nhưng cũng vô tình tạo cơ hội, động lực để ngành giáo dục thích ứng, áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến và thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Chính những khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, việc học trực tuyến lại trở thành khởi đầu của đổi mới. Các đơn vị giáo dục dần tìm ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa việc học tập trực tuyến và chuyển đổi số. Các trung tâm Tiếng Anh cũng từ đó bắt đầu áp dụng hình thức học tập online rộng rãi.

Đồng thời, các trung tâm Tiếng Anh luôn nỗ lực cập nhật những công nghệ và giáo trình mới nhất, hỗ trợ tốt đối với giáo viên.

Thầy Tom và các đồng nghiệp đã có cơ duyên làm việc tại Freetalk English, một trung tâm với tầm nhìn và chiến lược phù hợp, đã và đang triển khai hình thức học tập trực tuyến trong gần 10 năm qua.

Điều gì thu hút giáo viên bản ngữ gắn bó với nghề? - 2

Thầy Tom may mắn có cơ duyên cùng Freetalk English.

Chính vì thế mà thầy và trò tại trung tâm không gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mà dần dần yêu thích việc giảng dạy và muốn hỗ trợ thật nhiều cho người Việt.

Các giáo viên tại Freetalk được tạo điều kiện giảng dạy trực tuyến, tức là thầy cô không cần mất thời gian, công sức, chi phí di chuyển, mà có thể ngồi ngay tại nhà để truyền đạt kiến thức cho học viên thông qua hệ thống học tập thông minh của trung tâm. Hình thức học tập này cũng giúp các giáo viên của Freetalk không phải rơi vào cảnh “thất nghiệp”.

Hiện thầy Tom đang sinh sống tại Đà Lạt, mà trung tâm thì lại ở Hà Nội. Thầy chia sẻ, tuyển dụng giáo viên đầu vào tại trung tâm khá gắt gao do đặc thù giảng dạy. Nhưng may mắn, thầy có kinh nghiệm và khả năng thích ứng tốt, thêm nữa là sự chăm chỉ và tích cực cập nhật những công nghệ mới đã giúp thầy trở thành “người một nhà” với Freetalk English.

Chính vì thế mà khoảng cách địa lý hoàn toàn không gây cản trở gì nhiều trong việc giảng dạy của thầy và các đồng nghiệp bởi hình thức dạy và học từ xa này. Cũng nhờ đó, công việc của thầy không bị gián đoạn hay ngắt quãng trong thời điểm dịch bùng phát.

Không chỉ thầy Tom mà rất nhiều thầy cô bản ngữ khác chia sẻ rằng họ đã làm quen tốt hơn và ngày càng yêu thích việc giảng dạy online. Họ cho rằng, hình thức này thuận tiện cho cả thầy và trò, giúp tiếp cận được nhiều học viên trên khắp cả nước, qua đó, ngày càng giúp được nhiều người hơn trong việc phát triển các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh.

Đó cũng chính là động lực để các giáo viên bản ngữ gắn bó lâu hơn với mảnh đất, con người Việt Nam thân thiện và mến khách.

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn