Cuộc đời lận đận của tiểu thương bất ngờ phất lên ở Triều Tiên

Thế giớiThứ Năm, 14/07/2016 07:15:00 +07:00

Lo sợ chính quyền có thể “hỏi thăm” vì phất lên một cách quá nhanh, Dzhon Khen-mu, một tiểu thương ở Triều Tiên phải giả chết, bỏ lại vợ con ở nhà và trốn chạy sang Hàn Quốc.

Dzhon khi ấy vẫn là một quản lý khách sạn ở Bình Nhưỡng với một mức lương đủ nuôi sống gia đính. Với đặc thù công việc, ông là một trong số ít những người Triều Tiên được tiếp xúc với khách nước ngoài trong thời gian họ lưu trú tại Bình Nhưỡng.

Một ngày nọ, ông được một du khách Nhật Bản gửi tặng một hộp sâm kèm theo khoản tiền típ 300 USD như một món quà cảm ơn vì thái độ phục vụ tận tình.

Dzhon lúc đó chỉ thấy hạnh phúc khi nhận món quà vượt quá sức tưởng tượng của mình mà không hề ngờ tới rằng, đây lại chính là bước ngoặt thay đổi toàn bộ cuộc sống của ông sau này.

Video sốc vể đường phố Triều Tiên

Thời điểm đó, hoạt động trao đổi buôn bán thương mại bị cấm hoàn toàn ở Triều Tiên. Nhưng bắt đầu từ những năm 90, khi nạn đói cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, thị trường chợ đen bỗng nổi lên như một cứu cánh cho những người còn sống.

Đến năm 2004, khu công nghiệp đầu tiên của Triều Tiên bắt đầu đi vào hoạt động. Cũng từ đó, chính quyền Bình Nhưỡng bắt đầu cho phép người dân được kinh doanh và trao đổi hàng hóa, nhưng vẫn khuyến khích họ sử dụng các sản phẩm mà nhà nước cung cấp.

Mặc dù vậy, với một đất nước có thiên hướng tự cung tự cấp như ở Triều Tiên, hàng hóa của họ cũng không mấy đa dạng và số lượng các mặt hàng cũng rất hạn chế.

Nắm lấy cơ hội ngàn vàng đó, Dzhon bắt đầu nhập khẩu quần áo, xe đạp và các mặt hàng khác từ Trung Quốc bằng số vốn 300 USD mà ông nhận được vài năm trước đó. 

Từ số vốn khởi nghiệp khiêm tốn đó, nhờ tài kinh doanh của mình, chẳng bao lâu, Dzhon đã có trong tay một gia tài vào khoảng 100.000 USD, một con số đang mơ ước ở một đất nước mà mức lương trung bình còn thấp hơn 1.000 USD một năm.

Dzhon bắt đầu lo sợ cho số phận của mình khi những người cũng làm kinh doanh như anh bắt đầu biến mất một cách bí ẩn. “Đó chỉ là vấn đề thời gian. Có thể là ngày mai, ngày kia hoặc bất kỳ ngày nào đó trong tuần, họ sẽ tìm đến tôi”, Dzhon nhớ lại. 

Ông cho rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là trốn khỏi quê nhà và tìm kiếm một cuộc sống mới ở một mảnh đất khác bởi theo ông. Nhưng sẽ quá nguy hiểm nếu ông cùng gia đình vượt biên. Vì vậy, Dzhon quyết định giả chết và đào tẩu một mình. Với ông, đây là lựa chọn duy nhất bởi nếu không giả chết, người nhà của ông sẽ phải sống dưới vô số những áp lực và có thể là những hình phạt từ phía chính quyền.

Với 50 USD, ông kiếm được một tờ giấy chứng tử giả mạo ghi rõ ông qua đời trong một tai nạn xe hơi. Xong xuôi tất cả các thủ tục “mai táng” cho mình, ông vượt biên sang Trung Quốc và sau đó là Hàn Quốc khi đơn xin tị nạn chính trị của ông được chấp thuận.

2841-338350-760172-8281-1388734677

Triều Tiên những năm 90 thế hỷ trước. 

Ở một đất nước mới với quá nhiều điều mới mẻ, Dzhon bắt đầu học cách thích nghi và tìm cách tìm đến và giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình.

“Thích nghi lối sống tư bản với những người sống cả cuộc đời ở một đất nước xã hội chủ nghĩa như chúng tôi thật sự là một điều hết sức khó khăn”, ông chia sẻ.

“Ở Triều Tiên, chính quyền sẽ chỉ cho bạn phải sống như thế nào, bạn cũng ít khi được phép quyết định điều gì. Còn ở đây, tôi được tự quyết định theo ý mình. Ban đầu tôi không sao quen được với điều này".

Dzhon bây giờ đã 60 tuổi. Ông hiện làm phát thanh viên cho kênh truyền thanh quốc gia. Dzhon cho biết, ông cũng chưa bao giờ có ý định tái hôn và liên lạc với người thân quê nhà. 

“Nếu học phát hiện ra rằng tôi vẫn còn sống, gia đình tôi chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, miễn là tôi “chết” và họ được sống. Đây là những điều mà tôi nghĩ đến mỗi ngày.”

Cho đến thời điểm hiện tại, Dzhon đã rời quê hương được 13 năm nhưng nỗi lo về việc bị phát hiện và “sống” chung với các đặc vụ của Triều Tiên những ngày cuối đời vẫn chưa bao giờ thôi ám ảnh ông.

Song Hy (Nguồn: The Guardian)
Bình luận
vtcnews.vn