Chỉ số chất lượng không khí AQI là gì?

Tin tức xanhThứ Ba, 05/03/2024 09:06:27 +07:00
(VTC News) -

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là phép đo nồng độ chất ô nhiễm trong không khí và mức độ rủi ro sức khỏe.

Chỉ số AQI là gì?

Theo IQAir, ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới, Air Quality Index – AQI là chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, sử dụng tương tự như thước đo để đánh giá không khí xung quanh sạch sẽ hay ô nhiễm, ô nhiễm mức độ cao hay thấp.

Các chất ô nhiễm không khí được đo bằng AQI gồm: Bụi mịn PM2.5; PM10; Carbon monoxide; Lưu huỳnh dioxide; nito đioxit và Tầng ôzôn.

Chỉ số chất lượng không khí dao động từ 0 đến 500, chất lượng không khí có thể vượt quá 500 khi có mức độ ô nhiễm không khí nguy hiểm cao hơn.

Bảng chỉ số chất lượng AQI .

Bảng chỉ số chất lượng AQI .

Chất lượng không khí tốt dao động từ 0 đến 50, trên 300 được coi là nguy hiểm.

AQI sử dụng các phép đo bụi mịn PM 2.5 (hạt bụi kích thước 2.5 micromet) làm tiêu chuẩn đo lường. Loại hạt bụi này xuất hiện rộng rãi và được coi là chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Mức độ nào nguy hiểm nhất?

Màu xanh lá: AQI 0 – 50

Phân loại AQI: Tốt.

Mức AQI từ 0 đến AQI là 50, được phân loại tốt, chất lượng không khí gây ra ít rủi ro về sức khỏe. Mọi người có thể tận hưởng các hoạt động ngoài trời thông thường, có thể mở cửa sổ và thông gió cho ngôi nhà, đón không khí ngoài trời.

Phân loại AQI: Tốt.

Phân loại AQI: Tốt.

Màu vàng: AQI 51 – 100.

Phân loại AQI: Vừa phải.

Nguy cơ mang đến các triệu chứng bệnh về đường hô hấp, các nhóm nhạy cảm cần giảm đáng kể việc tập thể dục ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức vừa phải.

Phân loại AQI: Vừa phải.

Phân loại AQI: Vừa phải.

Tránh mở cửa thông gió, cần đóng cửa sổ. Các nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người già, người mang thai và những người mắc bệnh tim và phổi.

Màu cam: AQI 101 – 150

Phân loại AQI: Không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm.

Khi chất lượng không khí không lành mạnh đối với các nhóm nhạy cảm, mọi người đều có nguy cơ bị kích thích mắt, da và họng cũng như các vấn đề về hô hấp. Người dân nên giảm các hoạt động ngoài trời.

Phân loại AQI: Không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm.

Phân loại AQI: Không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm.

Các nhóm nhạy cảm có nguy cơ gặp phải những vấn đề về sức khỏe lớn hơn, nên tránh mọi hoạt động ngoài trời và đeo mặt nạ chống ô nhiễm không khí ngoài trời.

Các gia đình không nên mở cửa thông gió, nên bật máy lọc không khí.

Màu đỏ: AQI 151 – 200

Phân loại AQI: Không lành mạnh.

AQI không lành mạnh, có khả năng tăng các triệu chứng bệnh tim và phổi cũng như các tác động sức khỏe trong cộng đồng, đặc biệt là đối với các nhóm nhạy cảm.

Phân loại AQI: Không lành mạnh.

Phân loại AQI: Không lành mạnh.

Mọi người không nên ra ngoài trời và đeo mặt nạ chống ô nhiễm ngoài trời, không nên mở cửa thông gió, nên bật máy lọc không khí.

Màu tím: AQI 201 – 300

Phân loại AQI: Rất không lành mạnh.

Khi chất lượng không khí rất không lành mạnh, mọi người sẽ bị nhiều ảnh hưởng. Các nhóm nhạy cảm nên ở trong nhà, sẽ nhanh chóng bị giảm sức lực khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Phân loại AQI: Rất không lành mạnh.

Phân loại AQI: Rất không lành mạnh.

Mọi người nên tránh tập thể dục ngoài trời và đeo mặt nạ chống ô nhiễm ngoài trời,không nên mở cửa thông gió, nên bật máy lọc không khí.

Màu nâu: AQI 301-500 hoặc lớn hơn

Phân loại AQI: Nguy hiểm.

Mọi người đều có nguy cơ cao bị kích ứng mạnh mẽ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và hô hấp.

Phân loại AQI: Nguy hiểm.

Phân loại AQI: Nguy hiểm.

Người dân nên tránh tập thể dục và ở trong nhà, tránh tập thể dục ngoài trời và đeo mặt nạ chống ô nhiễm khi ra ngoài trời. Bạn cũng không nên mở cửa thông gió, mà nên bật máy lọc không khí.

Cách tra cứu chỉ số AQI

Hiện có hai trang web phổ biến cung cấp chỉ số AQI trên khắp thế giới, được nhiều người dùng biết đến là Pam Air và IQAir.

Cách 1:

Người dùng có thể vào trang web chính của Pam Air. Tại đây, người dùng chọn mục “Bản đồ AQI”. Lúc này, bản đồ thể hiện các chỉ số ô nhiễm được cập nhật liên tục.

Các chỉ số thể hiện chất lượng không khí tại Hà Nội trên Pam Air.

Các chỉ số thể hiện chất lượng không khí tại Hà Nội trên Pam Air.

Khi muốn xem chi tiết một địa điểm cụ thể nào đó, người dùng chỉ việc nhập tên địa điểm vào ô tìm kiếm và xem chi tiết.

Cách 2:

Người dùng truy cập vào trang web của IQAir. Tại đây, bản đồ thể hiện chất lượng không khí hiện ra ngay ở trang chủ.

Bản đồ thể hiện chất lượng không khí tại trang web của IQAir.

Bản đồ thể hiện chất lượng không khí tại trang web của IQAir.

Khi muốn xem chi tiết từng địa điểm và bảng xếp hạng mức độ ô nhiễm tại các thành phố trên toàn thế giới, người dùng chọn mục “Chất lượng không khí”.

Tiếp đến chọn “IQAir Map”. Lúc này, bản đồ thể hiện mức độ ô nhiễm và bảng xếp hạng về mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn trên thế giới sẽ hiện lên.

Có thể có một số địa điểm người dùng tìm kiếm nhưng các ứng dụng không cho kết quả. Những địa điểm này, có thể chưa được các đơn vị lắp đặt các thiết bị thực hiện đo lường.

Long Quyền(tổng hợp)
Bình luận