BIDC là ngân hàng gì?

Tài chínhThứ Hai, 26/02/2024 12:00:00 +07:00
(VTC News) -

BIDC là ngân hàng và công ty con trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tại Campuchia.

Ngân hàng này có chi nhánh tại các thành phố lớn ở Campuchia, cũng như tại Hà Nội và TP.HCM.

Lịch sử hình thành của BIDC

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Phương Nam đã hợp tác để thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC) tại Campuchia. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

Các dự án nổi bật của công ty là mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng Campuchia (PIB). PIB là một ngân hàng nhỏ tại Campuchia được thành lập dưới sự góp vốn của các cổ đông vào năm 2007. Sau khi mua lại, Công ty IDCC cũng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia.

BIDC chính thức hoạt động từ tháng 9/2009, là ngân hàng 100% vốn Nhà nước của Việt Nam được thành lập và hoạt động tại Campuchia. Theo đó, BIDC có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch do Chính phủ 2 nước giao phó, là cầu nối vững chắc kết nối thị trường tài chính - ngân hàng của Việt Nam và Campuchia.

Tháng 7/2009, BIDC khai trương chi nhánh đầu tiên tại thủ đô PhnomPenh (Campuchia).

Ngày 18/12/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với BIDC. Ngày 21/12/2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với chi nhánh BIDC tại TP.HCM.

Ngày 26/12/2009 chi nhánh BIDC tại TP.HCM được khai trương và đưa vào hoạt động.

Đến 2012, hệ thống BIDC bao gồm 1 hội sở chính tại PhnomPenh và 5 chi nhánh tại PhnomPenh, Siêm Riệp, Kampong Cham, DaunPenh, TP.HCM, Hà Nội và 11 phòng giao dịch tại Bokor.

BIDC chính thức hoạt động từ năm 2009. (Ảnh: BIDC)

BIDC chính thức hoạt động từ năm 2009. (Ảnh: BIDC)

Các sản phẩm, dịch vụ của BIDC

Sau hơn 10 năm hoạt động, BIDC đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngân hàng thương mại lớn tại Campuchia về quy mô và thị phần. 

BIDC triển khai rất nhiều sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, định chế tài chính như sau:

Với khách hàng cá nhân:

- Mobile banking

- Mua, bán ngoại tệ

- Dịch vụ ngân quỹ

- Ngân hàng điện tử

- Chuyển tiền - thanh toán

- Tín dụng cá nhân

- Tiền gửi tiết kiệm

Với khách hàng doanh nghiệp:

- Ngân hàng điện tử

- Dịch vụ thanh toán

- Mua, bán ngoại tệ

- Tài trợ thương mại

- Tín dụng bảo lãnh

- Tiền gửi doanh nghiệp

Định chế tài chính:

- Kinh doanh tiền tệ

- Tiền gửi

- Giấy tờ có giá

Bằng Lăng(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn