Bê bối tình báo Snowden, chuyên gia Nga, Mỹ nói gì?

Thế giớiThứ Sáu, 09/08/2013 01:13:00 +07:00

(VTC News) - Từ khi Snowden hạ cánh xuống sân bay Sheremetyevo, Mỹ phát động chiến dịch công khai gây áp lực cho Nga để dẫn độ cựu điệp viên về nước.

(VTC News) - Từ khi Snowden hạ cánh xuống sân bay Sheremetyevo, Mỹ phát động chiến dịch công khai gây áp lực cho Nga để dẫn độ cựu điệp viên về nước.

Hãng tin RIA dẫn lời các chuyên gia Nga và  Mỹ nói đây là một việc làm "chấp nhận thất bại" của Mỹ. Steven Pifer, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine nói việc Nga quyết định cấp hộ chiếu tạm thời cho Snoden đã được chính quyền Obama nhận ra từ khi anh hạ cánh xuống sân bay Sheremetyevo ngày 23/6.

Ông Pifer nói: "Chính quyền Mỹ nên hiểu rằng, sẽ không bao giờ có được Snowden. Và tôi tự hỏi về sự khôn ngoan của ai đó khi yêu cầu một người làm những việc dù biết rằng hoặc người đó sẽ không bao giờ làm hoặc làm nhưng kèm điều kiện mà bạn không thể thực hiện được".

snowden
Cựu điệp viên NSA Snowden 

Cựu Đại sứ Mỹ đã đưa ra dẫn chứng về trường hợp của Alexander Poteyev, một cựu sĩ quan tình báo Nga đang sinh sống ở Mỹ dù đã bị Nga kết án vắng mặt vì công bố danh sách một loạt điệp viên nằm vùng của Nga tại Mỹ năm 2010, khiến họ bị bắt và trục xuất.

"Tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó Mỹ trả về Nga một kẻ từng đào ngũ", Pifer chia sẻ.

Hiện nay, Washington vẫn kêu gọi Matxcơva trục xuất Snowden, người bị chính quyền Mỹ xem như tội phạm hình sự với tội danh làm rỏ rỉ thông tin mật cấp nhà nước về chương trình giám sát điện tử của các tổ chức tình báo Mỹ.

Mỹ đã thể hiện sự quyết tâm muốn dẫn độ Snowden về nước khi đề nghị sẽ trao trả cho Nga một số tội phạm mà Matxcơva yêu cầu, bất chấp hiệp ước dẫn độ chính thức giữa 2 nước vẫn chưa được ký.

snowden
Tấm áp phích ủng hộ Snowden có nội dung: Vâng, bạn làm được. Hãy bảo vệ người đàn ông này 

Dự kiến, vấn đề Snowden sẽ được thảo luận trong cuộc họp tại Washington giữa Ngoại trưởng 2 nước là John Kerry của Mỹ và Sergei Lavrov cùng với một số quan chức quốc phòng hàng đầu.

Cuộc đàm phán được diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Nhà trắng thông báo Tổng thống Obama sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nga vào tháng tới với nhiều lý do, trong đó vụ Snowden là một yếu tố quyết định.

"Nếu Nga trao trả Snowden cho Mỹ thì có nghĩa các nhà lãnh đạo Nga sẽ bị mất mặt", 
Alexei Mukhin, chuyên gia đứng đầu Trung tâm thông tin chính trị, có trụ sở tại Matxcơva nói.

Theo ông, Nga đã sẵn sàng đàm phán về vấn đề này, trong khi Mỹ sẽ thực hiện một 'chiến lược ngoại giao thầm lặng' để có thể đạt được những 'hiệu quả xa hơn' trong việc thuyết phục điện Kremlin đưa Snowden về nước.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Pifer nói những vụ bê bối liên quan đến gián điệp và đào ngũ từ lâu đã là một phần trong mối quan hệ Nga - Mỹ. Tuy nhiên, trong quá khứ 2 bên đã quản lý để ngăn chặn vấn đề ngoại giao tham gia vào các cuộc đàm phám.

"Năm 1986, Mỹ đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Liên Xô và tạo nên một 'vết thương' nhỏ trong mối quan hệ 2 nước và tôi nghĩ thời điểm hiện tại không phù hợp với những hành độông tương tự".

Giải Nhi

Bình luận
vtcnews.vn