Bảo tồn nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững

Tin tứcThứ Sáu, 01/12/2023 10:07:00 +07:00
(VTC News) -

Để phát huy tối đa sức mạnh giá trị của thảo dược, từ năm 2011, Tập đoàn TH triển khai dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu tại miền Tây Nghệ An.

Dự án triển khai theo tiêu chuẩn hữu cơ, để cung cấp cho con người những loại thảo dược, dược liệu tươi lành nhất.

Từ định hướng chiến lược về bảo vệ sức khỏe người Việt thông qua dinh dưỡng và tầm nhìn xa về nguồn thảo dược phong phú, quý giá của Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống được hình thành từ năm 2013 và đang được triển khai dưới hai hình thức: thu hái tự nhiên bền vững và bảo tồn, nhân giống các dược liệu quý, phát triển kinh tế với cây dược liệu dưới tán rừng, dựa trên nền tảng tri thức bản địa, kết hợp với khoa học để nâng tầm giá trị dược liệu quý của dân tộc.

Đây là cấu phần trong tổng thể dự án bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe cộng đồng và đánh thức giá trị kho báu thảo dược Việt Nam.

Nghiên cứu thị trường cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường dược liệu trên thế giới ở mức 12-15%, ước tính đạt giá trị 178,4 tỷ USD vào năm 2026. Việt Nam cũng là một trong 15 nước trên thế giới có trong bản đồ dược liệu từ xa xưa bởi nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng với nhiều loại cây thuốc đặc hữu có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao cùng nền y học cổ truyền lâu đời.

Một trong những vườn bảo tồn cây dược liệu ở khu A. (Ảnh: Vũ Toàn)

Một trong những vườn bảo tồn cây dược liệu ở khu A. (Ảnh: Vũ Toàn)

Tài nguyên thiên nhiên và rừng Việt Nam bị cạn kiệt do người dân tàn phá rừng, khai thác tận thu các cây thuốc quý để xuất khẩu thô với giá rẻ, sau đó lại nhập bã dược liệu đã bị chiết xuất hết hoạt chất không còn tác dụng chữa bệnh, hoặc các chế phẩm hoá tổng hợp về sử dụng.

Bắt đầu với dự án “Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững” tại tỉnh Nghệ An, Tập đoàn TH phát triển vùng dược liệu tại Mường Lống, Na Ngoi (Kỳ Sơn), Yên Thành, Nghĩa Đàn.

Những cánh đồng, các thảo nguyên và những cánh rừng trong lành được sử dụng để trồng gấc, lạc tiên, rau má, bạch quả, hà thủ ô đỏ và nhiều loại dược liệu quý khác như Lan thạch hộc, Tam thất Bắc, Đương quy, Đẳng sâm, Bảy lá một hoa.

Sau một thời gian triển khai, dự án bảo tồn thảo dược của TH Herbals giúp đất hoang hoá được hồi sinh, phủ xanh đất trống, đồi trọc khô cằn, kiệt quệ trước đây.

Ông Trịnh Hiền Trung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược liệu TH - TH Herbals, chia sẻ, Trung tâm đang bảo tồn và lưu trữ hơn 40 loài dược liệu quý hiếm như Lan thạch hộc, Sâm Puxailaileng, Thất diệp Nhất chi Hoa, trở thành khu bảo tồn có quy mô lớn nhất của vùng Tây Nghệ An.

Với định hướng chiến lược và tầm nhìn sâu rộng, tại Mường Lống, công ty cổ phần Dược liệu TH đã góp phần tạo dựng, lưu giữ hệ sinh thái rừng và làm kinh tế dưới tán rừng theo 2 phương pháp, thu hái thảo dược hữu cơ tự nhiên một cách khoa học, bền vững và trồng các thảo dược theo hướng hữu cơ dưới tán rừng, từ đó, góp phần mang đến cho địa phương những đổi thay tích cực.

Ông Lầu Bá Chò, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết, Trung tâm đã bảo tồn một số loại cây dược liệu như bẩy lá một hoa cũng như một số loại dược liệu quý hiếm khác. Ở đây đã có nhà máy sơ chế, bà con đi hái trong rừng về, giảo cổ lam, lạc tiên để công ty sơ chế bán, từng bước phát triển kinh tế cho bà con.

Gia đình chị Cử Y Tòng ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống từng quen với tập quán du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy nhưng từ khi dự án của tập đoàn TH triển khai tại địa phương, dược liệu mà chị và bà con thu hái trên rừng về được công ty thua mua toàn bộ.

Ngoài ra, công ty còn hướng dẫn kỹ thuật thu hái dược liệu bền vững. Từ đó, chị Cử Y Tòng và bà con nơi đây đã dần thay đổi nhận thức, tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng, trở thành những nhân công trách nhiệm trong các vườn dược liệu của tập đoàn TH.

Chị Cử Y Tòng chia sẻ, nhờ có tập đoàn TH đời sống của gia đình mình đỡ hơn trước rất nhiều, không còn phải lo cái ăn, cái mặc. Người dân phải bảo vệ rừng, giữ rừng để cây dược liệu phát triển tốt còn lấy về bán cho công ty, tăng thu nhập.

Không chỉ tác động tích cực đến môi trường và bảo tồn, phát triển dược liệu quý, tạo công ăn việc làm cho bà con, dự án cũng thúc đẩy tư duy phát triển kinh tế của người dân đi theo hướng du lịch phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, gắn liền với bảo vệ rừng bảo vệ đầu nguồn.

Theo kế hoạch, dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, hướng dẫn bà con trồng dược liệu chuẩn hữu cơ xung quanh bìa rừng, thu hoạch và bán nguyên liệu cho Trung tâm Bảo tồn và Phát triển dược liệu Mường Lống, nâng cao đời sống và tạo sinh kế lâu dài.

THANH HẢI
Bình luận
vtcnews.vn