Bán mì chính thừa sau đám cưới con, vướng vòng lao lý: Viện kiểm sát đề nghị 24-30 tháng tù treo

Pháp luậtThứ Năm, 18/10/2018 16:25:00 +07:00

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đề nghị mức án 24-30 tháng tù cho hưởng án treo đối với bị cáo Đào Thị Lương về tội “Buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm”.

TAND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử đối với Đào Thị Lương (57 tuổi, trú tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì) về tội "Buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm" theo Điều 193, Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa, bị cáo Lương cho biết công việc chính là làm ruộng. Vào ngày phiên chợ Mộc (xã Quang Minh), bà Lương bán thêm các loại bánh và đồ khô, chứ không bán mặt hàng mỳ chính.

Bà Lương khai nhận ngày 18/12/2016, bà mang theo vài gói mì chính còn thừa sau khi tổ chức đám cưới cho con trai ra chợ bán. Lúc này, một người phụ nữ tên Hồng đến hỏi mua hàng.

44155100_245395936137886_7144782537615736832_n

 Bị cáo Lương trả lời câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa.

“Hôm đó, tôi bán cho chị Hồng gồm mì gạo, đỗ, chè và mì chính (ba gói mì chính 454g; 19 gói loại 140g nhãn hiệu Ajinomoto và một gói loại 100g nhãn hiệu Miwon). Có giấy thể hiện các mặt hàng bán cho chị Hồng do chính tôi viết. Tổng số tiền là 704.000 đồng. Chị Hồng trả 500.000 đồng còn 204.000 đồng thì thuê con tôi chở đi rồi thanh toán nốt”, bị cáo Lương nói.

Về nguồn gốc số mì chính, bị cáo Lương nói mưa từ bà Tuyên (là bạn hàng cùng ngồi ở chợ Mộc). Số mì chính này được mua để tổ chức đám cưới cho con nhưng còn thừa.

Khi chủ tọa hỏi có biết tại sao số hàng đó bị cơ quan chức năng bắt không, bà Lương trả lời không biết.

"Sau khi bị bắt tôi mới biết số mì chính đó không đúng của nhà sản xuất", bị cáo Lương nói.

44167133_2083108202019548_7858291822274019328_n

 Đại diện Viện kiểm sát đề nghị 24-30 tháng tù đối với bị cáo Lương nhưng cho hưởng án treo.

Tại phần luận tội, đại diện Viện kiểm soát cho biết, xét hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quản lý kinh tế của Nhà nước, quyền bảo hộ của các doanh nghiệp, nhà sản xuất và quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

Đại diện Viện kiểm soát đề nghị 24 - 30 tháng tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Luật sư đề nghị tuyên bố không phạm tội

Trong phần tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo nhận định, cáo trạng của đại diện Viện kiểm sát truy tố Đào Thị Lương về tội "Buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm" theo Điều 193, Bộ luật Hình sự là không có cơ sở.

Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999 không quy định người buôn bán, sản xuất phụ gia giả là tội phạm. Hành vi này được “hình sự hóa” tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 hiệu lực từ 0h ngày 1/1/2018.

44247669_1080697215427739_8066043350341386240_n 3

Luật sư bào chữa cho bị cáo Lương.

Các luật sư nêu quan điểm, bị cáo Lương phạm tội năm 2016 nên cần áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý theo Nghị quyết của Quốc hội và quy định của Tòa án nhân dân Tối cao về việc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội. Từ đó, các luật sư đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố Đào Thị Lương không phạm tội.

Bên cạnh đó, các luật sư cho rằng, việc cơ quan điều tra tách hành vi của bà Nguyễn Thị Tuyên ra khỏi vụ án là không có căn cứ và đã bỏ lọt tội phạm. Cụ thể, trước đó bà Tuyên đã có tiền án về buôn bán hàng giả, chưa được xóa án tích.

Tại cơ quan điều tra, bà Tuyên đã khai nhận mua số mì chính giả nói trên từ một phụ nữ ở Phú Thọ. Bà này cũng khẳng định bản thân phân biệt được mỳ chính giả hay thật, nhưng đã mua để buôn vì thấy kiếm lợi nhuận cao. Vì vậy, bị cáo chính trong vụ án phải là bà Nguyễn Thị Tuyên. Việc tách người này ra khỏi vụ án là vi phạm pháp luật.

Sau phần tranh luận của luật sư, Hội đồng xét xử cho tạm nghỉ. Phiên xử tiếp tục bắt đầu vào ngày 22/10.

Mạnh Đoàn
Bình luận
vtcnews.vn