Ảnh: Bầu Kiên từ đỉnh cao quyền lực đến vòng lao lý

Pháp luậtThứ Năm, 19/12/2013 06:09:00 +07:00

Số phận của một con người từng “một thời vang bóng” trong ngành tài chính ngân hàng cũng như giới sân cỏ sẽ đi đâu về đâu?

Ngày 15/12/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn tất bản cáo trạng truy tố bị can  Nguyễn Đức Kiên, cùng 6 bị can khác. Vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử.

Ngày 15/12/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn tất bản cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Đức Kiên, cùng 6 bị can khác. Vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử.

Ngày 12/12/2013, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án, truy tố bảy bị can với bốn tội danh. Đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.

Ngày 12/12/2013, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án, truy tố bảy bị can với bốn tội danh. Đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.

Ngày 31/5/2013, khởi tố bổ sung đối với Nguyễn Đức Kiên về tội “trốn thuế”. Tháng 8/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố tám bị can.

Ngày 31/5/2013, khởi tố bổ sung đối với Nguyễn Đức Kiên về tội “trốn thuế”. Tháng 8/2013, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận điều tra vụ án, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố tám bị can.

gày 27/9/2012, khởi tố bị can đối với các ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang; khởi tố bổ sung đối với Nguyễn Đức Kiên về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

gày 27/9/2012, khởi tố bị can đối với các ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang; khởi tố bổ sung đối với Nguyễn Đức Kiên về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 20/8/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “kinh doanh trái phép” xảy ra tại Công ty B&B, ACBI và ACB-HN. Khởi tố và bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên về tội danh trên. Ngày 23/8/2012, khởi tố và bắt tạm giam bị can Lý Xuân Hải về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 20/8/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “kinh doanh trái phép” xảy ra tại Công ty B&B, ACBI và ACB-HN. Khởi tố và bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên về tội danh trên. Ngày 23/8/2012, khởi tố và bắt tạm giam bị can Lý Xuân Hải về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Kiên còn được biết tới với vai trò là một ông bầu trong làng thể thao. Ông trở thành phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.

Ông Kiên còn được biết tới với vai trò là một ông bầu trong làng thể thao. Ông trở thành phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.

Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của bầu Kiên được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoản 2000 tỷ đồng).

Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của bầu Kiên được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoản 2000 tỷ đồng).

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, gia đình Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đến 9,71% cổ phần của ACB. Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long bank, Vietbank, Đại Á, Techcombank.

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, gia đình Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đến 9,71% cổ phần của ACB. Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long bank, Vietbank, Đại Á, Techcombank.

Từ năm 1994 và đến ngày 17/10/2006, với vị trí trong Hội đồng quản trị của ACB, bầu Kiên cùng gia đình đã một tay “thâu tóm” cổ phiếu của ACB, khi riêng bản thân ông đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB, vợ ông là bà Đặng Ngọc Lan nắm 4,5 triệu cổ phiếu, 3 người em của ông cùng nắm giữ 10,7 triệu cổ phiếu ACB (Tổng khối lượng lưu hành của ACB lúc này là hơn 110 triệu đơn vị, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ).

Từ năm 1994 và đến ngày 17/10/2006, với vị trí trong Hội đồng quản trị của ACB, bầu Kiên cùng gia đình đã một tay “thâu tóm” cổ phiếu của ACB, khi riêng bản thân ông đã nắm giữ hơn 4,1 triệu cổ phiếu ACB, vợ ông là bà Đặng Ngọc Lan nắm 4,5 triệu cổ phiếu, 3 người em của ông cùng nắm giữ 10,7 triệu cổ phiếu ACB (Tổng khối lượng lưu hành của ACB lúc này là hơn 110 triệu đơn vị, tương đương hơn 1.100 tỷ đồng vốn điều lệ).

Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi.

Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi.

Ông Nguyễn Đức Kiên hay còn gọi là bầu Kiên, Kiên “bạc” (sinh năm 1964), là con của Nguyễn Đức Lung, nguyên là Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát. Bầu Kiên từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó với thành tích học tập xuất sắc, ông được đi tu nghiệp ở Trường kỹ thuật quân sự  Zalka Maté tại Hungary.

Ông Nguyễn Đức Kiên hay còn gọi là bầu Kiên, Kiên “bạc” (sinh năm 1964), là con của Nguyễn Đức Lung, nguyên là Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát. Bầu Kiên từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó với thành tích học tập xuất sắc, ông được đi tu nghiệp ở Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté tại Hungary.

Bình luận
vtcnews.vn