Ảnh: Bảo vệ nghiêm ngặt kiệu rước 'Tướng bà' 9 tuổi ở hội Gióng

Thời sựThứ Tư, 21/02/2018 16:06:00 +07:00

Lễ hội đền Gióng sáng 21/2 có rất nhiều loại kiệu rước như hoa tre, voi chiến, cây trầu..., trong đó kiệu rước "Tướng bà" được coi là quan trọng nhất với nhiều nghi thức.

a1

Sáng 21/2 (mùng 6 Tết), Lễ hội Gióng khai mạc tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Đây là lễ hội có rất nhiều loại kiệu rước như hoa tre, voi chiến, cây trầu, kiệu rước "Tướng bà".

a2

 8 thôn làng trong số 26 xã của huyện Sóc Sơn gửi lễ vật đến lễ tế. Năm nay, thôn Phù Mã (xã Phù Linh) rước ngựa sắt; thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) rước voi chiến...

a3 10

 Đây là kiệu rước giò hoa tre, một trong tám lễ vật được cung tiến. Những năm trước, tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp diễn ra khiến hình ảnh lễ hội bị ảnh hưởng.

a7 11

 Năm nay, sau lễ cung tiến, giò hoa tre được di chuyển vào hậu cung đền Thượng nên không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy để lấy may.

a4 3

Theo ban tổ chức, hơn 15.000 lộc hoa tre đã được chuẩn bị để phát cho người dân trong 3 ngày lễ hội. Người dân xếp hàng nhận lộc hoa tre và trầu cau.

a5 5

Ngoài việc bảo vệ hoa tre, cây trầu để tránh bị tranh cướp, lực lượng an ninh ở Sóc Sơn (Hà Nội) còn phải bảo vệ cô bé 9 tuổi đóng vai Tướng bà để khỏi bị bắt cóc.

a6 5

Theo quy định từ xưa, "Tướng bà" phải xuất thân trong gia đình mẫu mực, gương mặt ưa nhìn, sáng sủa, học giỏi. Vậy nên với nhiều gia đình, việc con cháu được ngồi lên kiệu là niềm hãnh diện của cả dòng tộc.

a10 9

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời nên hàng năm cứ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Đăng Khoa
Bình luận
vtcnews.vn