Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ?

Hỏi - ĐápThứ Ba, 25/04/2023 07:24:00 +07:00
(VTC News) -

Thấy cảnh người dân bị áp bức, bóc lột, ông đã kêu gọi khởi nghĩa, lãnh đạo hơn 40 vạn quân, liên kết với các nước láng giềng đánh thắng quân xâm lược phương Bắc.

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 1

1. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, ai được mệnh danh là "Vua Đen"?

  • A

    Triệu Việt Vương

  • B

     Đoàn Trần Nghiệp

  • C

    Mai Thúc Loan

    Mai Thúc Loan (670 - 723) là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của triều đình phương Bắc, vào đầu thế kỷ 8.
    Thời kỳ này, nhà Đường thực thi nhiều chính sách cai trị, bóc lột hà khắc với An Nam đô hộ phủ (tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần ba, năm 679 - 866). Trước cảnh lầm than của nhân dân, Mai Thúc Loan, người đất Hoan Châu (Hà Tĩnh ngày nay) đã tập hợp lực lượng khởi nghĩa.
    Với sự kêu gọi của Mai Thúc Loan, đông đảo người dân tham gia khởi nghĩa. Năm 713, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Nhân dân các vùng lân cận như Ái Châu (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An) cũng nổi dậy hưởng ứng, quần tụ dưới cờ của Mai Thúc Loan.
    Cũng trong năm 713, Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong là hoàng đế, lấy hiệu là Hắc Đế, tức vua Đen. Có sách ghi, ông lấy hiệu này vì mang màu da đen đặc trưng, có tài liệu lại cho rằng, vì ông mệnh thủy mà nước tượng trưng cho màu đen. 

  • D

    Phùng Hưng

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 2

2. Lúc còn nhỏ, vua Đen từng làm nghề gì để kiếm sống?

  • A

    Đồ tể

  • B

    Đô vật

    Theo cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, Nghệ An. Mẹ phải làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con.
    Thuở bé, ông luôn bị xa lánh vì không có cha và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan sớm bộc lộ thông minh, sáng kiến kỳ lạ và có sức khỏe tuyệt vời.
    Năm ông 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ chết. Mô côi cha mẹ, Mai Thúc Loan phải cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng. Ông học lỏm để biết chữ, hiểu nghĩa sách.
    "Lớn lên, Mai Thúc Loan là chàng trai có sức khỏe phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, nhiều lần giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn ông làm chức Đầu phu, thủ lĩnh quân sự của làng", sách viết. 

  • C

    Bán muối

  • D

    Nô bộc

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 3

3. Thời kỳ trước khởi nghĩa 713, nhà Đường phương Bắc chia nước ta thành mấy châu (đơn vị hành chính) để cai trị?

  • A

    12

    Theo cuốn Lịch sử Việt Nam, nhà Đường chia đất Giao Châu (khi ấy lấy tên là An Nam đô hộ phủ) ra làm 12 châu, 59 huyện để cai trị. Địa bàn khi ấy kéo dài từ Bắc Bộ đến Đèo Ngang ngày nay và một phần đất phía nam tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc). 
    Mỗi châu đều đặt Thứ sử là người Trung Quốc cai quản. Bên dưới cấp huyện nhà Đường chia thành các hương, do người Việt quản. Tiểu hương từ 70 đến 150 hộ; đại hương 150-540 hộ. Dưới hương là xã, tiểu xã có 10-30 hộ, đại xã 40-60 hộ. 
    Với vùng thượng du, nhà Đường đặt ra các châu mi (ràng buộc lỏng lẻo). An Nam đô hộ phủ có 41 châu mi. Năm 791, nhà Đường lập ra Phong Châu đô hộ phủ và Hoan Châu đô hộ phủ kiêm quản một số châu cơ mi khác.

  • B

    13

  • C

    14

  • D

    15

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 4

4. Triều nhà Đường phương Bắc từng áp bức, cai trị nước ta thế nào?

  • A

    Cống nạp sản vật quý

    Cuốn Lịch sử Việt Nam viết, nhà Đường bắt các châu huyện thuộc An Nam hàng năm phải cống nạp nhiều loại lâm thổ sản quý hiếm như ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi, ngọc trai, trầm hương, vàng, bạc... Các sản phẩm thủ công địa phương như tơ lụa, sa, the, đồ mây... cũng phải nộp cho nhà Đường. "Cống phẩm của mỗi châu trị giá bằng 50 tấm lụa", sách viết.
    Bên cạnh chế độ cống nạp, nhà Đường con thu thêm nhiều loại tô thuế như: thuế ruộng đất (tô), thuế lao dịch (dung), thuế thân (điệu)...
    "Theo phép tô, dung, điệu thì đinh nam có ruộng quân điền, hàng năm phải nộp tô hai thạch lúa, phải nộp thuế điệu bằng 2 tấn lụa, 2 trượng lĩnh, the, 3 lượng bông và phải chịu sai dịch (dung). Đinh nam mỗi năm chịu sai dịch 20 ngày, không ứng dịch thì cứ mỗi ngày nộp 2 thước lụa", sách viết.
    Các mặt hàng muối và sắt đặc biệt bị thu thuế rất nặng. Mỗi năm, người dân vùng châu Lục (Lạng Sơn) chủ yếu sống bằng nghề nấu muối và mò ngọc châu, phải nộp khoản thuế cố định là 100 hộc gạo mỗi hộ.

  • B

    Ép nam giới gia nhập quân đội

  • C

    Tịch thu ruộng đất

  • D

    Cống nạp phụ nữ đẹp hàng năm

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 5

5. Trong cuộc khởi nghĩa, Mai Thúc Loan liên kết với bao nhiêu nước láng giếng để lật đổ ác thống trị nhà Đường? 

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

    Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan được ghi lại trong nhiều bộ sử của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và cả sử Trung Quốc như Cựu Đường thư, Tân Đường thư.
    Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết, Mai Thúc Loan tập hợp dân chúng 32 châu, liên kết với 3 nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân cùng đánh chiếm Phủ đô hộ An Nam là Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Cuộc khởi nghĩa năm 713 - 714 gây biến động mạnh mẽ cho vùng đất phía nam của triều Đường. Đô hộ An Nam khi đó là Quang Sở Khách đã hoảng sợ, bỏ trị sở là thủ phủ Tống Bình, rút về nước xin viện trợ.
    "Người Đường kẻ nào kẻ nấy dần dần tự bỏ trốn về. Mai Thúc Loan bèn định kinh đô, lập phủ đệ, nay ở địa đầu đất Hương Lãm, mở rộng cung điện để ở. Vua có hùng binh hơn ba chục vạn", sách Lịch sử Việt Nam.

  • D

    4

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 6

6. Mai Hắc Đế nắm quyền cai trị đất An Nam trong bao nhiêu năm?

  • A

    5

  • B

    10

    Sau khi lên ngôi, Mai Hắc Đế tiếp tục lãnh đạo quân đội, cùng các nước láng giềng tiếp tục chống trả sự áp bức từ phí triều Đường. Hoàng đế nhà Đường cử tướng tài Dương Tư Húc đem 10 vạn quân tái chiếm.
    "Mùa thu năm 722 vua Đường khi ấy là Huyền Tông huy động 10 vạn quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An để tái chiếm. Không đương nổi quân xâm lược hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất vào cuối năm 722. Nghĩa quân tan vỡ. Quân Đường tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắp thành gò cao", cuốn 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.
    Như vậy, Mai Hắc Đế đã giữ quyền tự trị cho An Nam được gần 10 năm (từ 713 đến 722). Cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng và lãnh đạo được đánh giá là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở nước ta thời Bắc thuộc

  • C

    15

  • D

    20

Ai được mệnh danh là vua Đen, mồ côi cha mẹ, phải học lỏm chữ? - 7

7. Ai là người kế nghiệp Mai Hắc Đế?

  • A

    Anh trai

  • B

    Em trai

  • C

    Con trai

    Sau sự qua đời của Mai Hắc Đế, con trai thứ ba là Mai Thúc Huy lên ngôi vua, lấy hiệu Mai Thiếu Đế, tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723.
    Nhiều nhà sử gia đánh giá, cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 713-722 đã tiếp nối tinh thần dân tộc độc lập, tự chủ, không chịu sự áp bức ngoại bang của nhân dân Giao Châu. Tuy cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị đàn áp, song tinh thần bất diệt đó cùng với các cuộc khởi nghĩa khác, đã góp phần tạo nên một cao trào phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Giao Châu trong giai đoạn cuối thời kỳ Bắc thuộc.
    Tưởng nhớ công lao của Mai Hắc Đế, nhân dân đã lập đền thờ ông trên núi Vệ Sơn và thung lũng Hùng Sơn (Nam Đàn, Nghệ An). 

  • D

    Cháu trai

Mai Thúc Loan lãnh đạo khởi nghĩa chống sự đô hộ phương Bắc. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường
Bình luận
vtcnews.vn