3 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận dữ

Giáo dụcChủ Nhật, 12/02/2012 02:02:00 +07:00

(VTC News) – Bố mẹ nào cũng muốn giáo dục con một cách tốt nhất, nhưng đôi khi những quy tắc mà họ sử dụng dễ làm cho con cái cảm thấy bị khó chịu.

(VTC News) – Bố mẹ nào cũng muốn giáo dục con một cách tốt nhất, nhưng đôi khi những quy tắc mà họ sử dụng dễ làm cho con cái cảm thấy bị hạn chế và chúng có thể hiểu sai các quy tắc của bố mẹ mình. Do đó, nhiều khi các quy tắc đó khiến trẻ trở nên hay cáu kỉnh, gắt gỏng.

Để thái độ gắt gỏng không theo trẻ đến tuổi trẻ trưởng thành, cha mẹ nên giúp trẻ em thoát khỏi những thói quen xấu có thể khiến trẻ trở thành những người hay cáu giận hay quá nóng tính bằng 3 cách sau.

Trẻ sẽ rèn luyện được tính nóng nảy nhờ sự giáo dục của bố mẹ  

A. Cởi mở về cảm giác tức giận


Kể từ khi là một đứa trẻ, trẻ em thường được bố mẹ thuyết phục để phủ nhận hay gạt bỏ cảm giác tức giận qua các cụm từ như "nào con, đừng giận dữ như thế". Những từ ngữ như thế cho trẻ thông điệp rằng trẻ em mà tức giận là hành vi xấu và sai.

Trong khi thực tế không phải lúc nào biểu lộ sự tức giận cũng là xấu. Kiềm chế sự tức giận sẽ dẫn đến trẻ thực hiện những hành động không tốt và thậm chí nổi loạn như người lớn. So với việc cấm trẻ em bày tỏ sự tức giận, sẽ tốt hơn nếu bạn thể hiện sự đồng cảm trong khi đối xử với trẻ đang tức giận.

Hãy thể hiện cho trẻ thấy là sự tức giận không phải là vấn đề lớn, mà quan trọng là làm thế nào để kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả hơn.


2. Thể hiện bằng lời nói và bằng giấy bút


Sự kiểm soát cảm xúc một cách thông minh có thể được thể hiện bằng cách truyền đạt cảm xúc qua các từ ngữ. Bạn có thể giúp trẻ đối phó với sự tức giận bằng cách luôn khuyến khích trẻ chia sẻ những gì làm cho trẻ giận dữ.

Có lẽ chỉ bằng cách liệt kê danh sách những điều có thể gây ra sự tức giận phổ biến nhất đối với trẻ. Bộc lộ bằng từ ngữ danh sách những điều có thể khiến trẻ giận dữ. Sau đó so sánh danh sách của bạn và danh sách của con để giúp cả hai có sự thấu hiểu lẫn nhau về cách để kiểm soát sự tức giận.


3. Sẵn sàng chấp nhận cảm giác giận dữ

Chìa khóa cuối cùng để giúp đỡ con trẻ chấp nhận và kiểm soát sự tức giận cũng là chấp nhận sự tức giận của trẻ. Là cha mẹ, thật khó để làm được điều này, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mình đúng. Tuy nhiên, khi bạn sẵn sàng chấp nhận sự tức giận của con, điều đó có nghĩa bạn đã gửi được một thông điệp mạnh mẽ rằng bạn nghe và quan tâm đến nỗi niềm của con trẻ.

Sau khi cơn giận của con lắng xuống, bạn có thể tư vấn cho con một cách nhẹ nhàng, để con lắng nghe lời khuyên của bố mẹ và biết hối lỗi. Sẽ là tốt hơn nhiều so với việc bạn tranh luận và la mắng trẻ khi chúng đang trong cơn giận dữ. Phương pháp này sẽ gửi một tín hiệu tiêu cực đến trẻ rằng cha mẹ không hiểu được cảm xúc của chúng, hoặc thậm chí cảm thấy không được bố mẹ yêu thương.



Đặng Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn