Xử phạt trên 100 tỷ đồng các trường hợp xả thải trên sông Đồng Nai

Thời sựThứ Sáu, 06/11/2015 05:42:00 +07:00

Ngày 6/11 tại Đồng Nai, Đại tá Dương Văn Linh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C49), cho biết, kết quả điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối

(VTC News) - Từ năm 2013 đến tháng 11/2015, lực lượng Cảnh sát môi trường 11 tỉnh, thành phố lưu vực sông Đồng Nai đã phát hiện 2.116 vụ và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 100 tỷ đồng.

Ngày 6/11 tại Đồng Nai, Đại tá Dương Văn Linh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C49), cho biết kết quả điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trong giai đoạn 2013 – 2015.

Theo đó, Cục Cảnh sát môi trường phía Nam quản lý 11 tỉnh, thành phố thuộc hệ thống sông Đồng Nai gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Long An, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Thuận.
 Đại tá Dương Văn Linh trả lời báo chí. Ảnh: Phan Cường

Đại tá Linh nhận định tình trạng vi phạm các quy định về xả thải sản xuất, nước thải sinh hoạt của các cá nhân, tổ chức và khu dân cư xuống lưu vực sông Đồng Nai là tác nhân chủ yếu gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước. Nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hoặc đã có nhưng không vận hành, vận hành không thường xuyên, dùng thủ đoạn xây dựng hệ thống xả thải bí mật ra ngoài thiết kế đã phê duyệt. 

Trên toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hàng ngày phải tiếp nhận trên 4.500 điểm xả từ nhiều nguồn nước thải: nước thải công nghiệp, khai thác khoáng sản, làng nghề, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, y tế, chăn nuôi…

Trên lưu vực có hơn 10.147 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó TP.HCM chiếm hơn 60%, có nhiều cơ sở phân tán trong khu dân cư. Bình quân lưu vực sông tiếp nhận trên 480.000m3 nước thải từ các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán trên lưu vực.

Trên lưu vực có hơn 100 KCN và KCX xả một lượng lớn nước thải (khoảng 120.000m3/ngày). Trong đó, lớn nhất là Đồng Nai, tiếp theo là TP.HCM và Bình Dương. Nguồn tiếp nhận nước thải các KCN này là khu vực trung lưu và hạ lưu song Đồng Nai (KCN của Đồng Nai, Bình Dương), sông Sài Gòn (KCN của TP.HCM, Bình Dương) và sông Thị Vải (KCN, cảng nước sâu của Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).
 Rác thải, chất thải gây tắc nghẽn dòng chảy tại các kênh, rạch. Ảnh: Phan Cường

Trên lưu vực sông Đồng Nai đã có nhiều dòng kênh ô nhiễm nghiêm trọng như kênh Ba Bò, Tàu Hủ, kênh An Hạ, kênh Thầy Cai, kênh Tham Lương, kênh Tân Hóa – Lò Gốm… Hành vi đổ thải, chôn lấp chất thải trái phép của các doanh nghiệp và người dân dọc tuyến các sông, kênh, rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, đặc biệt các doanh nghiệp, chôn lấp, xả thải các chất thải nguy hại xảy ra tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

"Nghiêm trọng hơn là hoạt động lấn, lấp sông hồ làm thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông đang diễn ra phức tạp. Điển hình như vụ ấn và lấp sông Đồng Nai tại khu vực phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát; việc lấp hồ Bình An và Rạch Bà Khâm tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của công ty CP TM và DL Bình Dương..." - đại tá Linh nhấn mạnh. 

Được biết, từ năm 2013 đến tháng 11/2015, lực lượng Cảnh sát môi trường 11 tỉnh, thành phố lưu vực sông Đồng Nai đã phát hiện 2.116 vụ và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 100 tỷ đồng, tịch thu gần 300 tang vật, phương tiện vi phạm về hành vi xâm hại môi trường như xả nước và chất thải, chôn lấp chất thải không đúng quy định, khai thác khoáng sản trái phép, vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Chuyển cơ quan điều tra các cấp khởi tố hình sự 15 vụ, 28 đối tượng. 

Trong đó, Đồng Nai phát hiện 612 vụ, xử phạt số tiền gần 9 tỷ đồng, tịch thu 173 ghe bơm hút cát; Công an TPHCM xử phạt hơn 15 tỷ đồng; Công an tỉnh Bình Dương xử phạt hơn 13 tỷ đồng; Công an tỉnh Đắk Nông xử phạt hơn 2 tỷ đồng. Riêng Cục Cảnh sát môi trường phát hiện 117 vụ, xử phạt hành chính gần 27 tỷ đồng.
 

Phan Cường
Bình luận
vtcnews.vn