Dẹp vỉa hè, người Sài Gòn xây bậc tam cấp ngầm, đứng ăn trên phố

Thời sựThứ Tư, 19/04/2017 07:30:00 +07:00

Sau gần 3 tháng dẹp vỉa hè, người dân tại các con đường trung tâm TP.HCM đã tìm ra nhiều cách sinh hoạt, buôn bán vừa thuận tiện, lại không lấn chiếm lối đi dành cho người đi bộ.

Có lẽ một trong những thay đổi lớn nhất là việc những hộ dân trên nhiều con đường tại TP.HCM nghĩ ra cách xây các bậc tam cấp ngầm như những hộc tủ để không phải lấn chiếm vỉa hè, cũng không phải phá nền nhà để xây lùi vào trong.

Trước đó, nhiều người đã thử nghiệm nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng ra vào nhà cho thuận tiện sau khi đập bỏ bậc tam cấp lấn chiếm, trong đó việc thiết kế bậc tam cấp ngầm bên trong nhà được xem là sáng tạo nhất. 

Bên cạnh các bậc tam cấp ngầm phát triển mạnh mẽ, người rèn bậc tam cấp thu nhập tăng cao thì dường như những người chuyên buôn bán, lấn chiếm vỉa hè cũng "đi" đâu mất để nhường vỉa hè cho người đi bộ.

Tại một số tuyến đường như Trần Cao Vân, Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng (thuộc Quận 3, TP.HCM), người bán hàng rong đã tìm nhiều cách để tiếp tục buôn bán sau chiến dịch dẹp vỉa hè của thành phố.

Một số hình ảnh PV VTC News ghi nhận tại quận 1, TP.HCM:

Hinh anh

Những bậc tam cấp ngầm được lắp đặt dưới nền nhà trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là ở tuyến đường Tôn Thất Hiệp, Lãnh Bình Thăng tại quận 11 (TP.HCM). 

Hinh anh

 Mỗi lần cần sử dụng, các bậc tam cấp này sẽ được kéo ra một cách dễ dàng.

Hinh anh  3

Nếu không cần sử dụng, bậc tam cấp sẽ được đẩy vào một cách gọn gàng. 

Hinh anh  4

Theo anh Nguyễn Đăng Truyền, một thợ cơ khí cho biết, việc thiết kế bậc tam cấp ngầm khá đơn giản. Sắt được gắn bánh xe nối với chiếc hộc giống như hộc tủ, sau đó, chôn dưới nền nhà rồi đổ bê tông lên trên. Vì thế, việc này không ảnh hưởng gì đến nền nhà. 

Hinh anh  5

Anh Huỳnh Dũng Chánh (thợ cơ khí ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) chia sẻ, việc xây bậc tam cấp ngầm đã có từ lâu, nhưng thời gian trước, rất ít người làm. Khi TP.HCM dẹp vỉa hè, người dân bắt đầu làm nhiều hơn, theo đó thu nhập của anh cũng khá lên.

Hinh anh  6

 Trung bình mỗi ngày, anh Chánh làm được tối thiểu 2 bậc tam cấp di động, trung bình thu nhập từ 6 đến 10 triệu một ngày.

Hinh anh  7

 Việc lắp bậc tam cấp di động thể hiện sự sáng tạo của người dân TP.HCM, vừa gọn gàng lại không phải xích lại vì sợ bị mất trộm.

Hinh anh  8

 Những người bán hàng rong xung quanh Hồ Con Rùa (quận 3, TP.HCM) đã tìm ra nhiều biện pháp có thể tiếp tục buôn bán mà không ảnh hưởng đến vỉa hè.

Hinh anh  10

Họ chỉ dùng một chiếc xe đạp nhỏ để có thể di chuyển đến bất cứ đâu. 

Hinh anh  16

 Bà Lê Thị Hai, người đã có nhiều năm bán hàng rong cho biết, sau khi thành phố có chiến dịch trả lại vỉa hè, bà khắc phục bằng cách không bày bừa bàn ghế ra nữa mà chỉ để một chiếc xe máy để đồ.

Hinh anh  11

 Khi có khách ghé vào uống nước, bà chỉ đưa ghế ra cho khách ngồi, sau đó lại cất đi.

Hinh anh  12

 Một số hàng quán ven đường khác để đồ phía sau những trụ điện cao thế ven đường để không lấn vỉa hè.

Hinh anh  13

Tuy nhiên, nếu không chú ý kỹ, ít ai nhận ra được các gánh hàng rong này, vì vậy, khách của họ hiện giờ chủ yếu là khách quen. 

Hinh anh  14

 Còn một số hàng ăn vặt cũng không còn bày bàn ghế ra nữa, khách mua chấp nhận đứng để ăn hoặc chờ mua về nhà.

Hinh anh  15

 Họ nghĩ ra nhiều cách khác nhau để hạn chế tối đa việc lấn chiếm vỉa hè nhưng vẫn có thể đảm bảo buôn bán.

Video: Người Hà Nội chế bậc tam cấp ngầm trước TP.HCM 10 năm 

Nhật Linh
Bình luận
vtcnews.vn