Video vụ va chạm tàu cá TQ không phải là sự thật?

Thế giớiThứ Bảy, 06/11/2010 06:30:00 +07:00

(VTC News) - Đoạn video dài 6 phút quay cảnh va chạm giữa tàu Nhật Bản và Trung Quốc đang được CP Nhật Bản cho điều tra vì nghi ngờ tính xác thực của nó.

(VTC News) - Các quan chức Nhật Bản đang kiểm tra tính xác thực của cuốn video được cho là quay cảnh va chạm giữa tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản và tàu đánh cá Trung Quốc được tung lên hôm Thứ 6 tuần trước, bởi nó đang càng làm nóng lên mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng "lớn" nhất Châu Á.

Hình ảnh trong cuốn video được cho là quay cảnh va chạm giữa tàu cá Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật Bản này đang được phía Nhật Bản cho điều tra.

Người phát ngôn cơ quan bảo vệ bờ biển Nhật Bản Mariko Iouno cho biết chính phủ đang tiến hành kiểm tra cuốn video được đăng trên Youtube và sau đó được phát trên hệ thống truyền hình của nước này hồi cuối tuần trước.

Vụ va chạm ngày 7/9 đã làm Bắc Kinh giận dữ cực độ vì nó xảy ra ở khu vực biển, nơi có hòn đảo đang tranh chấp giữa hai nước. Một số cuộc biểu tình lớn chống Nhật Bản đã diễn ra trên khắp lãnh thổ Trung Quốc.

Đoạn video này làm dấy lên quan ngại rằng nó sẽ làm nóng lên những tranh chấp vốn đã rất phức tạp. Tokyo hy vọng sẽ có một cuộc gặp song phương với phía Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh lần này.

Đoạn video cho thấy có một tàu đánh cá va chạm với một tàu Nhật Bản, trong khi đó tiếng còi báo động hú vang và tiếng thủy thủ trên tàu Nhật Bản hét to yêu cầu tàu đánh cá kia dừng lại. Một giọng nói tiếng Nhật Bản có nội dung “con tàu này có hành động hiếu chiến”. Tàu đánh cá sau đó quyệt mạnh vào tàu tuần tra của Nhật Bản.

“Kiểm tra lại chỗ của chúng tôi!”, giọng nói trên cất lên. Con tàu sau đó chuyển lái sang hướng khác.

Tổng thư ký nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku gọi việc rò rỉ cuốn video này là “bất ngờ và nghiêm trọng” bởi nó là bằng chứng cho một cuộc va chạm còn cần tiếp tục được điều tra. Sengoku sau đó cũng xác nhận hôm thứ 6 rằng phía Trung Quốc cũng đã hỏi Nhật Bản về vụ rò rỉ cuốn băng này qua kênh ngoại giao.

“Tôi không nghĩ rằng chính phủ Nhật Bản ở thời điểm này lại có ý định công bố cuốn video”, phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Noriyuki Shikata cho biết. “Thủ tướng nói rằng chúng ta cần tiến hành điều tra một cách kỹ lưỡng và cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra, mặc dù chúng tôi không xác nhận rằng đây là cuốn video đúng sự thật”.

Phát biểu trước một ủy ban quốc hội Nhật Bản, ngoại trưởng Seiji Maehara nói, “nếu điều này có nghĩa là thông tin của chính phủ đã bị rò rỉ, thì chúng ta phải xử lý vụ này như một sự cố”. 

Hôm thứ 2, khoảng 30 thành viên Quốc hội Nhật Bản đã tiến hành xem xét lại cuốn băng video về vụ va chạm được báo cáo có độ dài 6 phút này. Tuy nhiên, cuốn băng đã không được công bố rộng rãi ra cộng luận hay các thành viên quốc hội khác.

Các lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã từ chối dừng lại để kiểm tra rồi va chạm với tàu của lực lượng này. Thuyền trưởng tàu cá bị bắt và các công tố viên nước này đang chuẩn bị truy tố trước pháp luật, nhưng sau đó được thả ra và gửi trả về Trung Quốc.

Phát biểu trước một ủy ban quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara nói, “nếu điều này có nghĩa là thông tin của chính phủ đã bị rò rỉ, thì chúng ta phải xử lý vụ này như một sự cố”.

Trung Quốc đã nói rằng đoạn video này không làm thay đổi quan điểm rằng Nhật Bản đã bắt giữ trái phép thuyền trưởng tàu cá của mình.

Đoạn video này không thể không thể thay đổi sự thật và không thể bao che cho hành động bất hợp pháp của Nhật Bản”, một tuyên bố đăng trên website của Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Được Nhật Bản gọi là đảo Senkaku còn Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư, hòn đảo này nằm ở khu vực Biển đông Trung Hoa do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc kêu gọi chủ quyền. Nằm cách Đài Loan 120 dặm về phía đông, hòn đảo này được bao quanh bởi những khu vực đánh cá trù phú và thường xuyên bị cả hai quốc gia chiếm đóng.

Sau vụ va chạm, Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường, nhưng Tokyo phản đối bằng cách kêu gọi Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại cho tàu tuần tra của mình.

Bắc Kinh đã cắt mọi liên lạc cấp Bộ với Tokyo, nhiều lần triệu đại sứ Nhật Bản để phản đối, và hoãn các cuộc đàm phán song phương về khai thác khí đốt thiên nhiên dưới biển.

Hữu Túc (theo TIMES)
Bình luận
vtcnews.vn