Tuyên Quang: Hổ dữ trả thù tàn khốc khiến 30 con dê mất mạng

Phóng sự - Khám pháThứ Sáu, 27/03/2015 06:06:00 +07:00

(VTC News) - Tất cả số dê, từ nhỏ đến to đều chết vì những vết cắn đứt họng, những vết cào toạc da, toác thịt.

(VTC News) - Tất cả số dê, từ nhỏ đến to đều chết vì những vết cắn đứt họng, những vết cào toạc da, toác thịt.

Kỳ 2: Sự trả thù tàn khốc của đàn hổ


Theo chỉ dẫn của anh Chẩu Văn Hoản, người giáp mặt hổ ven hồ thủy điện Na Hang, tôi tìm đến bản Nà Tông thuộc xã Thượng Lâm (Lâm Bình, Tuyên Quang), gặp anh Nông Văn Huy.

Nhà anh Huy ở ngay chân núi đá vôi hùng vĩ. Anh Huy sinh năm 1963, là người Tày, sinh ra và lớn lên ở bản Nà Tông.

Anh Huy vốn là thợ săn khét tiếng trong vùng, mấy chục năm sống nhờ săn bắn, nên từng gốc cây, ngọn cỏ, từng hang hốc, lối đi khắp những cánh rừng thuộc huyện Lâm Bình anh đều biết rõ. Trong rừng Lâm Bình có con thú gì, trú ngụ ở đâu anh đều nắm được cả.

Tuy nhiên, chục năm trước, chính quyền tỉnh và huyện kiên quyết dẹp nạn săn thú, thu súng săn, thì anh Huy cũng thôi nghiệp sát hại thú rừng.
Anh Huy (phải), tác giả và ông Trần Ngọc Lâm đã đi bộ cả tuần trong rừng Lâm Bình để tìm dấu vết hổ 
Cách đây mấy năm, khi các cán bộ của Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn Việt Nam (PRCF) ở Hà Nội lên đây, phát hiện rừng Thượng Lâm có loài voọc đen má trắng, thì anh Huy trở thành cộng tác viên của dự án, ngày ngày vào rừng đếm voọc, chụp ảnh, bảo vệ loài vật cực kỳ quý hiếm này.

Thật bất ngờ khi cả thế giới chỉ còn khoảng 400 con voọc đen má trắng, trong đó, riêng xã Thượng Lâm và Khuôn Hà đã có hơn 100 con.

Nhắc đến chuyện mãnh chúa rừng xanh, anh Nông Văn Huy khẳng định rằng, trong đại ngàn nghiến trên dãy đá vôi thuộc xã Thượng Lâm và Khuôn Hà vẫn còn một đàn hổ, ít nhất phải 4-5 con.

Video đánh nhau với hổ


Lời khẳng định của anh Huy quả thực có giá trị, bởi anh không chỉ là thợ săn tài ba, từng kiếm sống bằng nghề săn bắn suốt mấy chục năm qua, có quá nhiều kinh nghiệm về săn thú, mà anh còn là cán bộ bảo tồn voọc, ngày ngày vào rừng, kiểm soát khu vực rộng lớn, nơi sinh sống của loài linh trưởng quý hiếm này.

Tôi hỏi anh Huy: “Hổ hoang dã là loài vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng ở Việt Nam, nên thật khó tin khi ở đây có hổ. Liệu anh có nhìn nhầm thành báo gấm hoặc báo hoa mai?”.

Anh Huy khẳng định: “Đời cha, ông, rồi đời tôi sinh ra và lớn lên ở rừng rậm, đã từng bắn chết nhiều hổ, báo, nên chỉ cần nhìn dấu chân, dấu vết cắn, cào trên con mồi, tôi đã biết là hổ hay báo.

Tôi khẳng định, trong rừng Thượng Lâm vẫn còn đàn hổ, với ít nhất là 4-5 con. Đàn hổ này tôi giáp mặt nhiều lần rồi, cả tận mắt, lẫn thấy dấu chân, thấy con mồi ăn dở. Không chỉ tôi, mà nhiều người, trong đó có cán bộ bảo tồn voọc đã tận mắt hổ trong rừng”.
Một góc bản Nà Tông 
Anh Nông Văn Huy bảo rằng, đại gia đình anh vốn rất căm ghét loài hổ, vì chúng phá hoại kinh khủng. Tuy nhiên, đó là chuyện xưa, khi con người và hổ còn sống chung với nhau, khi loài mãnh chúa rừng xanh là mối họa của con người.

Giờ đây, loài cọp đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi con người và được nâng cao nhận thức, nên anh Huy không bao giờ săn lùng chúng nữa.

Anh Huy dẫn tôi ra thung lũng phía sau nhà, ngay dưới chân dãy núi Nà Tông hùng vĩ. Giữa thung lũng ấy, có mỏm đồi thấp rộng rãi, sạch sẽ. Anh Huy bấm điện thoại một lát, thì anh Ma Văn Nghị, người cùng bản đến.

Anh Huy bảo: “Tôi gọi anh Nghị đến đây, để làm chứng về chuyện cách đây không lâu lắm, tại bãi đất trống này, đàn cọp đã mò về bản cắn chết 30 con dê. Ngay tại chỗ này, cọp gầm à ưm vang động cả núi rừng, cắn đàn dê chết la liệt”.
Anh Huy chỉ nơi đàn hổ tàn sát 30 con dê 
Theo lời kể của anh Huy và anh Nghị, khi đó, mới chỉ hơn chục năm trước, chính quyền chưa thu súng, nên trong nhà đồng bào Tày ở đây, nhà nào cũng có sẵn một vài khẩu súng tự chế, rồi cung nỏ, bẫy thú đủ loại. Thú rừng nhiều, nên chỉ xách súng vào rừng là có cái ăn.

Theo anh Huy, vì con người phá rừng làm nương, chiếm mất chỗ ở của cọp, rồi săn bắn thú cướp mất mồi ăn của chúng, nên chúng nổi điên mà trả thù con người (?!).

Thời điểm đó, cứ lúc sáng tinh sương và chiều xuống, là cọp mò về bản dọa người, rình bắt thú. Những gia đình như nhà ông Minh, ông Hoàng, ông Kiên… mất trâu, bò một cách bí ẩn.

Người Tày ở đây thường thả rông trâu, bò trong rừng, vài ngày mới vào rừng cho ăn muối để chúng nhớ vị mặn mà không đi xa. Thế nhưng, đàn trâu, bò cứ hao hụt dần vì cọp. Lần mò trong rừng tìm kiếm, chỉ nhận được xác trâu, bò đã phân hủy, hoặc bị mất bộ lòng, toàn bộ thịt phần đùi, mông. Nhìn cái cách ăn đó, ai cũng biết thủ phạm là hổ.

Người dân ở bản Nà Tông đồn rằng, hổ là loài nhớ dai, biết trả thù. Anh Huy cũng tin vào những lời đồn đó. Anh bảo rằng, bản thân anh, rồi đời ông cha anh đều là thợ săn, giết không biết bao nhiêu hổ, nên bị chúng trả thù cho khốn đốn.

Gia đình anh Nghị cũng có truyền thống săn bắn. Bố anh Nghị cũng từng bắn chết hổ, gấu nặng cả tạ ở rừng Thượng Lâm.

Anh Nghị kể: “Chuyện hổ nhớ dai và trả thù là có thật. Người Tày ở đây đều tin điều đó, nên phải lập ngôi đền thờ cúng sơn thần, thờ cúng cả loài hổ, để chúng không phá phách, trả thù nữa đấy. Anh cứ hỏi người dân ở đây thì biết, từ khi lập đền thờ, tuyệt nhiên không có con hổ nào về bắt người, giết thú nữa đâu”.

Chuyện loài hổ trả thù gia đình anh Huy và anh Nghị, người dân cả bản Nà Tông đều biết.

Hôm đó, buổi chiều tà mùa hè, khi cả bản Nà Tông đang nổi lửa, dọn cơm sau một ngày làm nương vất vả, thì rừng núi Nà Tông vang động bởi tiếng à ưm từ sau vách núi đá vôi vọng lại.

Cái tiếng à ưm trầm, vang đó quá quen thuộc và ai cũng thừa biết là tiếng cọp. Những tiếng à ưm vang lên nối tiếp nhau, chứng tỏ có một đàn hổ vài con đang quẩn quanh dưới chân núi.

Nghe tiếng cọp gầm mà ai nấy dựng tóc gáy, lạnh sống lưng. Nhà nào cũng cửa kín then cài, không dám ló đầu ra ngoài.
Anh Nghị chỉ nơi đàn hổ đã tàn sát 10 con dê nhà anh 
Từ phía thung lũng dưới chân núi Nà Tông ngay sau nhà anh, tiếng đàn dê kêu la thảm thiết, náo loạn cả núi rừng, xen lẫn tiếng cây cối xào xạc, hổ gầm kinh người.

Những âm thanh man rợ của cọp và thê lương của dê vang lên một lúc, thì im bặt, núi rừng tịnh không có một tiếng động.

Biết rằng đàn hổ đã đi xa, anh Huy, anh Nghị, cùng người dân mới đốt đuốc lần mò vào thung lũng xem xét sự tình. Anh Huy như chết đứng khi trước mắt mình, đàn dê 20 con nhà anh chết sạch sẽ, không còn con nào sống sót. Bầy dê 10 con nhà anh Nghị cũng bị đàn hổ phanh thây, với máu me be bét rải rác khắp thung lũng.

Video bị hổ vồ khi đang biểu diễn
quocte/2015/02/13/H-v-khi-ang-din-1423829061.mp4&stream=pseudo" src="http://vtc.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">


Điều kinh ngạc nhất, là toàn bộ số dê bị cắn chết, nhưng không con nào bị ăn thịt, hoặc mất tích. Tất cả số dê, từ nhỏ đến to đều chết vì những vết cắn đứt họng, những vết cào toạc da, toác thịt.

Sự việc đàn hổ rầm rộ kéo về bản Nà Tông cắn chết 30 con dê nhà anh Huy và nhà anh Nghị đã gây chấn động trong vùng. Trước đó, hổ chỉ thi thoảng mới bắt trâu, bò, dê trong rừng để ăn thịt, do đó hành động tàn sát dê rồi bỏ đi như lần này quả thực rất lạ, nó giống việc trả thù con người hơn là kiếm mồi ăn.

Nghĩ rằng, loài hổ về bản trả thù, đồng bào Tày xóm Nà Tông đã tổ chức cuộc họp bàn bạc kế đối phó với hổ. Các cụ già, các thầy mo trong bản đều khẳng định rằng, hổ đã trả thù người, vì người xâm phạm lãnh địa của hổ.

Điều khá thú vị, là đồng bào Tày nơi đây đã không tìm phương án trả thù chúa sơn lâm, mà họ đã góp tiền xây dựng một ngôi miếu dưới chân núi Nà Tông. Cứ ngày rằm, mùng một, những ngày lễ, người dân lại sắp lễ, thành kính dâng hương. Họ không chỉ cúng sơn thần, mà còn cúng thần hổ, để loài hổ không đe dọa cuộc sống đồng bào.

Còn tiếp…


Phạm Ngọc Dương
Bình luận
vtcnews.vn