Tranh luận về chảy máu chất xám

Giáo dụcThứ Ba, 13/07/2010 05:46:00 +07:00

(VTC News)- Sự di cư ngày càng gia tăng của số lượng nhân tài xã hội ở Trung Quốc thập niên qua đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông...

(VTC News)- Có phải tình trạng di cư của người dân Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến sự  chảy máu tài nguyên con người ở quốc gia này hay không? Hai học giả, một là người nước ngoài và một là học giả Trung Quốc sẽ trao đổi cái nhìn của họ.

Tô Hữu Vũ

 
Sự di cư ngày càng gia tăng của số lượng nhân tài xã hội ở Trung Quốc thập niên qua đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông, chính phủ cũng như công chúng.

Di cư và nhập cư là tác động hiển nhiên của toàn cầu hoá, được cho là ngày càng tăng ở Trung Quốc sau cải cách và mở cửa. Vì thế, liệu có phải giới truyền thông và công chúng đang phản ứng quyết liệt với tình trạng di cư của người dân Trung Quốc trong 30 năm qua?.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã chứng kiến dòng chảy tài năng “hồi hương” chia thành hai dạng. Một là đa phần trong số họ là người Trung Quốc với trình độ tốt nghiệp các trường đại học ngoại quốc có kinh nghiệm làm việc ở các quốc gia nước ngoài. Họ, chí ít là phần đông trong số họ, quay về quê hương nhằm tìm kiếm cơ hội ở một môi trường quen thuộc hơn. Nhóm còn lại bao gồm các nhà doanh nghiệp tới từ Đài Loan và Hồng Kông, những người chuyển tới Trung Quốc đại lục do sự hấp dẫn của các chính sách có lợi do chính quyền địa phương đưa ra và sức cám dỗ của việc kiếm thu được lợi nhuận lớn hơn khai thác nguồn lao động rẻ mạt.

Theo chiều hướng này, dòng chảy nhân sự là một chuyển động hai chiều trong đại lục, cho thấy quốc gia này đang bắt kịp các quốc gia và khu vực đã phát triển về mặt kinh tế, phát triển xã hội và các chuẩn mực sống.

Ngược lại, hầu hết những người di cư Trung Quốc cũng đang hăm hở thay đổi quốc tịch hay ít nhất để có được giấy phép nhập cư lâu dài do chính phủ quốc gia mà họ di cư tới cấp.

Một sự khác biệt dễ nhận thấy giữa thế hệ di cư này với thế hệ di cư thập niên 80 là nhóm đầu tiên cố gắng tìm kiếm cơ hội làm việc và điều kiện sống tốt hơn. Nhưng hầu hết thế hệ di cư mới đều đại diện cho cái gọi là tầng lớp thành công và đã có được vị thế xã hội cao hơn nhiều ở quê hương. Những người chọn di cư do sức quyến rũ của phương Tây thậm chí dù có phải bắt đầu một cuộc sống mới.

Điều này có nghĩa là nhân tài Trung Quốc đã hy sinh những lợi ích họ được hưởng ở trong nước để đổi lấy quyền công dân ở một quốc gia nước ngoài.

Ngoài ý nghĩa an toàn, nhân tài Trung Quốc còn di cư nhằm tìm kiếm môi trường sống tốt hơn và nền giáo dục tầm cỡ thế giới cho con cái họ. Và vì loá mắt với mọi thứ ở trời tây mà họ quên nhận ra sự phồn vinh và ổn định họ có thể có được khi quay về quê hương trong một thời gian dài.

Chảy máu chất xám ràng buộc với tổn thất về cấu trúc và hiện đại hoá kinh tế của Trung Quốc , bởi kiến thức, sáng kiến, sức sáng tạo và tài chính của các nhân tài là nguồn tài nguyên quý giá xây nên một tương lai tốt đẹp hơn. Sự di cư của người dân không chỉ lấy đi của Trung Quốc nhân lực có giá trị mà còn cả các nguồn lực mà họ có.

Quan trọng hơn, sự di cư của họ là sự mất đi niềm tin chung, đặc biệt bởi các nhân tài này đang hình thành một tấm gương xấu cho những người dân trong nước ít đặc quyền hơn bằng việc coi nhẹ nhu cầu của quốc gia để đổi lấy lợi ích trần tục của cuộc sống hàng ngày. Sự ra đi của nhân tài cũng cản trở tiến trình đổi mới của đất nước. Vì thế, còn đáng buồn gấp đôi khi phải chứng kiến các chính quyền địa phương không đủ sức ngăn chặn dòng chảy này.

Vậy đâu là kiểu xã hội chúng ta cần? Chính phủ nên lo lắng về tình trạng di cư của người tài và sự mất đi các nguồn lực xã hội. Nhưng không nên chỉ ra sức thu hút nhiều tài năng nổi bật để giúp đất nước xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Hơn nữa, kể từ khi dân thường không thua kém nhân tài thì việc đưa ra những chính sách ưu đãi sau này sẽ trở thành bất công. Bản thân người tài đã là một nhóm lợi thế bởi tiền bạc, kiến thức và những đặc quyền họ được hưởng. Chính phủ vì vậy nên tập trung nhiều hơn vào tầng lớp thấp cấp hơn của xã hội.

Tác giả là một nghiên cứu sinh của Viện triết học, thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc.

(Còn tiếp)

  • Huy Hùng dịch

Bình luận
vtcnews.vn