Thâm nhập biệt điện của “vua bói” pê-đê

Phóng sự - Khám pháThứ Bảy, 07/05/2011 06:00:00 +07:00

(VTC News) - Ông “vua bói” thuê vệ sĩ để làm các việc như sắp xếp trật tự, dẫn khách lên đền để hành lễ, rồi nhất cử nhất động theo dõi hành vi của khách.

(VTC News) - Ông Nghị này thuê vệ sĩ để làm các việc như sắp xếp trật tự, dẫn khách lên đền, tam quan, bảo tháp để hành lễ, rồi nhất cử nhất động theo dõi hành vi của khách.

Vệ sĩ ngoài việc trông nom hàng xấp tiền do con nhang đệ tử rải trên mấy chục ban thờ, còn có nhiệm vụ cảnh giới công an và… nhà báo. Còn một lý do nữa, mà dân quanh vùng đồn đại, là ông Nghị thuê vệ sĩ để thi thoảng ngắm nghía cơ bắp của vệ sĩ cho… đỡ thèm.


Kỳ 3: “Biệt phủ” giữa làng quê

Có thể nói, Kinh Bắc là đất bói. Ở vùng đất giáp thủ đô này, thầy bói nhiều như nấm sau mưa. Các thầy bói đều sống ấm với nghề lợi dụng tâm linh lừa gạt người mê muội. Trong số hàng trăm thầy bói, thầy cúng, thì có những thầy được giới bói toán phong ngôi vương.

Các ông “vua bói” này là những người có khả năng siêu sao trong việc lừa gạt người đời để kiếm tiền. Họ sống cuộc đời xa hoa, xây dựng những công trình vĩ đại, khoe mẽ, mà các tài tử giải trí hàng đầu còn phải chạy dài mới bằng họ.

"Biệt phủ" của "vua bói" Lê Nghị nổi bật giữa làng. 

Một trong số những ông “vua bói” đất Kinh Bắc, và có thể là “vua bói” đất Bắc, là Lê Nghị. Ông “vua bói” này nổi danh không những đất Kinh Bắc, mà rất nhiều con nhang đệ tử ở Hà Nội cũng thờ cúng, cung tiến như ông Thánh. Lê Nghị là Thánh sống trong mắt kẻ mê muội. Ấy vậy mà, người dân quanh xóm Hà Liễu (xã Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh), lại không gọi “vua bói” là thầy, không tôn “vua bói” là Thánh sống, mà gọi bằng cái tên hết sức châm chọc: Nghị “pê-đê”!

Đến thị trấn Phố Mới, hỏi đường về xã Phương Liễu, mấy ông xe ôm đã hỏi ngược: “Đến nhà ông Nghị bói toán hở? Đi 2km thì rẽ phải. Thấy cái phủ to vật vã đang xây dở thì chính là nó”.

Tôi rẽ vào con đường nhựa xuyên qua cánh đồng, thì đến làng Hà Liễu. Từ giữa cánh đồng, đã thấy biệt phủ với mấy tòa bảo tháp vây quanh cao vọt khỏi những mái nhà khiêm tốn. Các tòa bảo tháp mới đổ bêtông, chưa sơn son thếp vàng, nhưng qua những tầng tháp, mái cong vút, có thể tưởng tượng ra sự lộng lẫy của công trình này.

Cổng vào hoành tráng. 

Giữa sự bao quanh của các tòa tháp là tòa nhà kiêm chính điện của “vua bói” Lê Nghị. Dù tòa nhà to đại tướng này đã xây xong 3 tầng, nhưng lại thấy các cọc bêtông cốt thép lô nhô mọc tiếp. Chính miệng ông “vua bói” nói rằng, phải đủ 5 tầng thì “thầy” mới thỏa nguyện.

Tôi bước qua chiếc cổng thép inox sáng choang, to đại tướng để vào “cung điện” của vua bói Lê Nghị. Hôm đó, có lẽ do trời mưa tầm tã, nên khách không được đông lắm, chỉ độ vài chục người đứng ngồi lố nhố trong căn phòng rộng chừng 70 mét vuông.

Lò đốt vàng mã phải lớn mới hỏa thiêu được voi giấy, ngựa giấy to như thật. 

Người đàn bà ngồi nhặt rau bí trước hiên, bên cạnh “lò sưởi” khổng lồ. Tôi hỏi: “Sao lò sưởi to thế chị? Mà sao lại làm ở ngoài sân thế này?”. Chị ta cười bảo: “Lò sưởi đâu. Chỗ hóa vàng đấy”. Tôi thực sự ngỡ ngàng. Lò hóa vàng gì mà lớn như lò hỏa thiêu. Lòng lò hóa vàng rộng đến 4 mét vuông, ống khói lừng lững, cao vút. Tôi chợt nghĩ, lò hóa vàng này có thể hỏa thiêu cả tấn vàng mã cùng lúc. Lúc thâm nhập lên tầng 3 của tòa nhà, thấy những con ngựa, con voi, những hình nhân vàng mã to như thật, tôi mới hiểu vì sao ông thầy bói này cho xây lò hóa vàng lớn như vậy.

Hóa ra, người nhặt rau bí dưới hiên nhà là vợ của “vua bói”. Chị ta bảo: “Thầy đang bận chỉ đạo 2 vệ sĩ lau dọn chính điện. Chú cứ vào phòng khách chờ, lát nữa thầy xuống”.

Thầy bói Lê Nghị. 

Tôi nghe đến hai chữ vệ sĩ mà choáng. Nghệ sĩ, đại gia, người của công chúng, quan chức lớn có nhiều kẻ thù mới cần vệ sĩ, chứ ông thầy bói, lại ở nhà mình thế này thì cần vệ sĩ làm gì?

Sau này tìm hiểu quanh xóm mới tin chắc rằng, ông vua bói này thuê vệ sĩ thật. Ông Nghị này thuê vệ sĩ để làm các việc như sắp xếp trật tự, dẫn khách lên đền, tam quan, bảo tháp để hành lễ, rồi nhất cử nhất động theo dõi hành vi của khách. Vệ sĩ ngoài việc trông nom hàng xấp tiền do con nhang đệ tử rải trên mấy chục ban thờ, còn có nhiệm vụ cảnh giới công an và… nhà báo. Những lúc đi cúng bái giải hạn ở xa, hai vệ sĩ luôn kè kè bênh cạnh. Còn một lý do nữa, mà dân quanh vùng đồn đại, là ông Nghị thuê vệ sĩ để thi thoảng ngắm nghía cơ bắp của vệ sĩ cho… đỡ thèm. Người dân gọi ông “vua bói” là Nghị “pê-đê” mà lại.

 
Hai vệ sĩ đang lau dọn phòng hành lễ. 

Nghe bà vợ nhắc đến hai chữ “vệ sĩ”, tôi thấy khá chờn. Chính vì thế, chiếc máy ảnh nằm im trong túi. Tôi chỉ có thể tác nghiệp bằng chiếc bút chụp ảnh nhỏ xíu. Trong hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, cung điện lại rộng mênh mông, trời mưa sầm sập, nên chất lượng ảnh không được tốt lắm. Cũng may là hôm nay mưa gió, ít khách, “vua bói” sai 2 vệ sĩ đi lau dọn chính điện, nên tôi có cơ hội quay ngang rẽ dọc, lần mò vào hết cung điện của “ông Thánh” này để lột tả sự xa hoa của ông ta.

Theo bà vợ của “vua bói”, tòa cung điện này được xây dựng từ năm 2005, mà đến giờ vẫn chưa ra đâu vào đâu cả. Như vậy, công trình này đã xây dựng tổng cộng 6 năm mà chưa hoàn thành.

Tòa tháp chưa hoàn thành nhìn từ bên trên. 

Phía góc tòa cung điện là một căn nhà mái bằng cũ. Căn nhà vốn dùng cho cả gia đình “vua bói” lúc còn bần hàn giờ đã biến thành một gian để đồ lặt vặt. Sở dĩ “vua bói” không cho ủi ngôi nhà này đi, là vì sợ “động thổ”. Tôi thắc mắc với Trang, con gái “vua bói”, rằng, nếu góc tòa nhà 5 tầng đè lên ngôi nhà nhỏ xíu này, thì không đổ mất à? Trang cười bảo: “Kỹ sư thiết kế lo ổn rồi anh ạ. Xung quanh ngôi nhà cũ có mấy cái cột bêtông to mấy người ôm để đỡ rồi. Ngôi nhà lớn không đè bẹp được nhà cũ đâu”.

Phần sàn cung điện rộng chừng 400 mét vuông, với nhiều phòng thông nhau. Để khách biết công dụng của các phòng ốc, có hẳn các bảng biển chỉ dẫn. Lối vào nhà vệ sinh cũng có biển chỉ đường đi lòng vòng ra phía sau. Khu vệ sinh tách khỏi tòa nhà, để tránh ô uế.

Bia bọt, bánh kẹo xếp tràn lan, la liệt trong "biệt phủ" rộng mênh mông này. 

Từ căn phòng rộng 70 mét vuông dành cho khách ngồi chờ, có một cửa phụ nhỏ đóng im ỉm. Trên cánh cửa ghi: “Lối lên điện”. Tôi liều đẩy cánh cửa mò lên. Lối lên hẹp, cầu thang dốc. Sau vài lần cua, thì một không gian cực lớn hiện ra, rộng rãi và choáng ngợp.

Tầng 2 chia làm 2 gian, gian ngoài và gian trong. Gian ngoài, 2 bên là điện thờ, với vô số tượng. Bia bọt, bánh kẹo xếp chất ngất. Tôi thấy chỉ toàn một loại bia cao cấp Heineken. Có đến cả trăm mâm, xếp đầy loại bia này, đặt la liệt trên bàn thờ, dưới đất, trên kệ và trải ở mấy tầng nhà, các gian phòng.

Gian trong được ngăn cách bằng các tấm nhôm kính cường lực. Đây là ngôi đền, nơi hành lễ, và còn có một căn phòng riêng để Nghị tọa. Nghị xây dựng hẳn một ngôi đền trong dinh thự xa hoa của mình.

Tôi choáng ngợp trước phòng hành lễ của ông “vua bói”. Tại phòng này, có 300 pho tượng. Các pho tượng ngồi theo từng hàng dài, từng bậc thấp dần. Ta cứ tưởng tượng như sân bóng đá, khán giả ngồi xem. Dưới nền sân bóng đá đó, “vua bói” ngồi tụng kinh gõ mõ trong những buổi hành lễ. 300 pho tượng từ trên nhìn xuống, độ trì cho ông “vua bói” này mỗi ngày giàu có thêm.

Người đàn bà đang dọn đền bảo: “Ở Việt Nam có bao nhiêu kiểu tượng Phật, thầy Nghị làm tất. Trong đền có đủ các loại tượng của nước ta”.

Hai thanh niên lực lưỡng đang ra sức lau kính, lau tượng. Đây là hai vệ sĩ riêng của “vua bói” Lê Nghị. Họ lau dọn mấy tiếng đồng hồ mà chưa xong phòng hành lễ.

Còn tiếp…

Diêm Giang
Bình luận
vtcnews.vn