Tạ tội với Tình yêu

Tổng hợpThứ Năm, 08/03/2012 11:28:00 +07:00

Đó là một đêm hè. Hồi 0 giờ. Ở một con phố vắng gần công viên. Khi cảnh sát đến hiện trường, cô gái vẫn ôm nạn nhân...

         Sáng nay, Tòa án nhân dân thành phố mở phiên xử sơ thẩm vụ án giết người gây tranh cãi trong dư luận hơn tháng qua, một cô gái trẻ đang là sinh viên của một trường đại học, giết người tình là một doanh nhân trẻ, ngay trên chiếc xe hơi đắt tiền của anh ta, hung khí giết người lại chỉ bằng một chiếc kẹp tóc, trên người nạn nhân không một vết sây sát bầm tím, không một giọt máu chảy, mà thủ phạm lại không trốn chạy, ôm nạn nhân trong lòng, hoảng hốt gọi điện cho cảnh sát báo án. Một vụ án giết người hy hữu.

      Đó là một đêm hè. Hồi 0 giờ. Ở một con phố vắng gần công viên. Khi cảnh sát đến hiện trường, cô gái vẫn ôm nạn nhân, một tay còn cầm chiếc điện thoại đi động, tay kia vẫn cầm chiếc kẹp tóc – chiếc kẹp ngôi. Sợ hãi và bối rối, cô gái líu lưỡi nói không nên lời “- Cháu, cháu không giết anh ấy!”

      Nạn nhân nằm thượt dưới sàn xe hàng ghế sau. Nửa thân trên gác lên đùi cô gái. Áo vẫn mặc mở hai khuy cổ. Quần thì tụt tới đầu gối, để lộ khoảng bụng và đùi. Dưới ánh đèn pin, thấy ở đó chất lỏng ánh như dầu pa-ra-phin. Cô gái ngồi chịn trong khoảng sàn xe chật hẹp đỡ nạn nhân. Váy cuộn lên. Cho tới khi đó cô mới giật mình kéo váy xuống và lấy chiếc mùi – soa phủ lên háng nạn nhân. Cảnh sát đưa ngón tay kiểm tra mũi, ấn ngón tay vào động mạch chủ ở bên cổ, rồi lùa tay vào ngực trái nạn nhân. Người cảnh sát đó lắc đầu thất vọng, nhìn các cộng sự:

 

      - Ngừng tim. Chừng nửa giờ trước!

      Cô gái hoảng hốt, dưới cặp kính cận, nước mắt trào ra: “- Cháu không giết anh ấy. Hãy tin cháu. Cháu chỉ…”      

      Cô gái gây nên án mạng tên là Ma Thị Yến. Hai mươi mốt tuổi. Sinh viên năm thứ ba một trường đại học ở  Hà Nội. Chàng trai nạn nhân của vụ án tên là Hoàng Trường Thịnh. Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân.  

Một buổi sáng cách nay ba năm. Cô gái có tên Ma Thị Yến đó đứng chờ xe ở đoạn đường phía nam thị xã Hòa Bình. Một chiếc xe con màu đen hiệu Lexus từ từ dừng lại bên mé đường cô gái đang đứng. Kính xe hạ xuống. Một gương mặt quen ló ra cùng một giọng nói quen: “- Yến à?”. Ngạc nhiên, rồi cô nhận ra, là anh Trường Thịnh – khách quen của nhà hàng thịt thú rừng Hoa Cỏ. Cửa xe mở. Trường Thịnh xuống xe: “- Yến đi đâu?” “- Em về Hà Nội nhập học”. Anh mời cô lên xe cùng đi với một chút ngỡ ngàng. Người lái xe giúp cô đưa va li vào cốp. Xe chạy. Cô và anh cùng ngồi hàng ghế sau. Anh nhìn cô như một câu hỏi. Cô bẽn lẽn cười, giải thích: Cô thi và trúng tuyển vào một trường đại học. Trong khi chờ nhập học, cô xin vào làm ở nhà hàng Hoa Cỏ ít tháng. Mong có một số tiền bớt nỗi lo toan của mẹ chạy vạy cho cô ăn học. Anh nói rằng anh cảm động về sự hiếu học của cô. Anh đã từng trải qua.

 

      Một lúc sau, anh nói rằng, trong những lần gặp cô ở nhà hàng Hoa Cỏ, thấy cô phục vụ bàn, nhìn dáng hình và cung cách của cô, anh đã biết ngay là, nơi đây không phải là nơi cô mưu sinh suốt đời. Vì sao ư? Anh cười. Dùng ngón tay chỏ vẽ vào khoảng không trước mặt một vòng tròn hình e-líp dọc (ý là gương mặt trái soan). Rồi, anh khoanh hai vòng tròn nhỏ vào nửa trên hình e-lip đó (có lẽ là đôi mắt kính). Rồi, anh chấm hai chấm vào hai bên của nửa dưới (chắc là đôi má lúm đồng tiền). Cuối cùng, anh vẽ phía trên cùng vòng hình e-lip đó hình một quyển sách mở. Anh nhìn cô mỉm cười. Rồi đột ngột anh khoắng nhanh hình một trái tim với một dấu chấm than ở nơi cuống con tim đó. Đến lần cô bật cười. Cô hiểu. Đôi má đỏ dựng vì ngượng. Được khen bằng thứ ngôn ngữ của người câm. Anh nói, anh từng học ở trường câm điếc Xã Đàn mà. Tin không? Cô gật đầu.

      Dọc đường, anh chuyện với cô những điều không quan trọng. Như để cô tự tin khởi đầu cuộc sống xa nhà. Còn cô, cô nhận sự gúp đỡ của anh đưa cô về Hà Nội, là vì, qua những lần anh lên nhà hàng Hoa Cỏ, với các đối tác làm ăn hoặc một mình, cô cảm nhận thấy anh là một chàng trai khả tín. Anh không giống những người đàn ông khác. Từ cái cách anh gọi người phục vụ, cái cách anh uống, anh ăn, đến cái cách anh nói đều đúng mực. Không buông tuồng, chớt nhả. Anh đã có lần xin lỗi cô về những lời nói lả lơi của bạn bè anh.

      Xe anh đưa Ma Yến về tới trường lúc hai giờ chiều. Chờ cô liên hệ, kí túc xá hết chỗ. Gương mặt cô buồn lặng, bối rối. Anh bấm điện thoại gọi đi đâu đó. Xong, anh cười vui vẻ: “- Có chỗ rồi. Nhà trọ của người quen. Em sẽ ở chung với một sinh viên nữa.” Ma Yến lưỡng lự. Anh khoát tay: “- Giá rẻ. Đừng lo! Lên xe nào!”

      Nhà trọ anh liên hệ thuê cho Ma Yến cách xa trường cô học ba cây số. Nhưng tiện một tuyến xe buýt. Phòng trọ khép kín cho hai người. Bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh đủ dùng cho số người của năm phòng trọ nơi đó. Chị chủ nhà, nói theo cách của mẹ cô, là một phụ nữ “mỏng mày hay hạt”, tiếp nhận cô cởi mở và thân thiện. Lòng cô dịu lắng. Anh chia tay cô. Đưa cho cô một số máy điện thoại cầm tay: “- Khó khăn gì phôn cho anh. Hãy tạm thế đi!” Cô khẽ khàng cảm ơn anh.

 

      Người ở cùng phòng trọ với Ma Yến là một cô sinh viên cũng năm đầu ở một trường đại học khác. Quê Tuyên Quang. Tính tình dễ sống. Những cô gái tỉnh lẻ về Hà Nội thường trong trẻo đáng yêu. Hôm sau, chị chủ nhà đưa cho Ma Yến một chiếc bếp gas du lịch, một chiếc quạt bàn sải cánh ba mươi phân, cười nói: “- Chị cho em mượn. Ban đầu khó khăn. Còn gì tính tiếp!” Chị vỗ vỗ vào vai cô, cử chỉ âu yếm: “- Cố lên!”

      Ma Yến thầm cảm ơn trời đất. Lần đầu xa nhà, sống ở Hà Nội lạ lẫm, mà cô gặp toàn người tốt, gặp toàn chuyện may. Tháng đầu qua đi, mọi việc suôn sẻ. “- Khéo ăn thì no khéo co thì ấm!” Hai cô gái thầm bảo nhau vậy. Chợ gần, mua gạo và thực phẩm nấu ăn chung, thuận hòa. Chị chủ nhà thỉnh thoảng lại hỏi: “- Ổn cả chứ hai em?” “- Vâng. Chúng em ổn ạ!”

      Rồi một hôm anh đến thăm cô vào ngày cuối tuần. Có lẽ đã cách xa hơn tháng. Anh mời Ma Yến và cô gái trọ cùng phòng đi ăn trưa. Anh tự lái xe. Hai cô gái ngồi hàng ghế dưới. Qua gương chiếu hậu, anh thấy cô gái kia giơ nắm tay chìa ngón tay cái uốn cong lên dứ trước mặt Ma Yến ra chỉ dấu “nâm-bơ oan”. Ma Yến vội kéo tay cô gái kia xuống. Với một cái nguýt.

      Bữa trưa ấy ở nhà hàng Dân Tộc Quán. Cơm niêu-cá kho tộ. Hai cô gái cùng lạ lẫm. Món ăn quen thuộc nơi vùng quê mà sao ở đây họ chế biến khéo thế. Cả nhà hàng âm vang tiếng đập niêu đất bốp bốp chát chát vui và độc đáo, để lộ ra thỏi cơm trắng tròn vo như trái dừa ngon mắt. Vừa ăn, lấy thức ăn cho hai cô gái, vừa hỏi chuyện học tập ở trường hơn tháng qua. Anh khuyên hai cô chăm chỉ học tập, học thật giỏi, hãy gác lại mọi chuyện ngoài việc học. Nói rồi anh hỏi: “- Làm được không nào?” Cười.

 

      Trở về phòng trọ, cô gái Tuyên Quang dúi đầu vào nách Ma Yến nức nở khen anh Trường Thịnh ga-lăng. Khoảng một tháng hoặc ngắn hơn chút anh mới đến thăm Ma Yến một lần. Để mời cô đi ăn ngày cuối tuần. Anh nói là bồi dưỡng để cô có sức duy trì việc học. Trên đường về nhà trọ anh thường đưa cô tạt vào cửa hàng gas mua cho cô ít bình dùng dần. Tạt vào cửa hàng thực phẩm mua cho cô ít thức ăn tươi sống gửi nhờ tủ lạnh nhà chị chủ. Cô đòi trả tiền. Anh ngăn. Cô khoe trong ví còn gần năm triệu tiền của cô và mẹ cho. Anh phì cười: “- Có đủ cho năm năm học không?”

      Bắt đầu cô nhận thấy lòng mình hơi lạ. Mong nhanh đến ngày anh tới. Rồi cô thấy có một chút nhớ. Một chút xốn xang. Một chút hoang mang. Một chút lo sợ. Bởi anh luôn giữ một khoảng cách đủ để yêu thương.

      Kết thúc năm học thứ nhất. Anh đưa cô về quê nghỉ hè. Thăm mẹ. Cô hỏi ý kiến anh, rằng cô muốn đến nhà hàng Hoa Cỏ làm thêm kiếm tiền đỡ cho mẹ. Anh gật đầu. Những tháng hè ấy gần như tuần nào anh cũng lên nhà hàng Hoa Cỏ thăm cô.

      Hết hè, anh lại đưa cô trở lại Hà Nội vào năm học mới. Một năm học nữa lại qua đi trong sự quan tâm của anh. Anh tới thăm cô dày hơn. Mỗi lần gặp nhau anh cứ dặn đi dặn lại cái câu “Nỗ lực học. Gắng học giỏi. Anh đã dành cho em một công việc ở công ty anh. Nhớ chưa?” “- Vâng. Em nhớ!”

      Một hè nữa. Cô lại xin anh để cô làm việc ở nhà hàng Hoa Cỏ. Anh vẫn gật đầu. Giống như hè năm trước. Ngày cuối tuần nào anh cũng lên nhà hàng Hoa Cỏ thăm. Hình như anh khuyến khích và đề cao tinh thần tự lập. Cô nghĩ vậy, vì trước khi nghỉ hè cô mới phát hiện ra tiền thuê phòng trọ phải là ba trăm ngàn đồng, mà chị chủ chỉ thu một trăm rưởi. Anh ngầm bù một nửa, dặn chị chủ không cho cô biết, để cô có niềm vui tự hào về ý chí vượt khó của mình. Thế cũng hay. Một dụng ý tốt. Nhưng cô cũng không để anh biết rằng cô đã biết. Để anh thanh thản.

      Cô gái Tuyên Quang trọ cùng phòng một lần xui Ma Yến sao không triệt để khai thác lòng tốt của anh. Cô mỉm cười, nói: “- Chính vì mình không làm như thế nên anh ấy mới quý mình đến thế!”

      Sang năm học thứ ba. Anh săn sóc cô nhiều hơn một chút. Ấy là cô cảm nhận được. Có lẽ anh muốn động viên cô nỗ lực học tập. Anh đợi. Và cô đã không phụ lòng anh. Thành tích học tập của cô rất xuất sắc.

 

      Một ngày cuối tuần, Hoàng Trường Thịnh đưa Ma Yến đi chơi như thường lệ. Lần này, anh đưa cô đi xa hơn một chút: Đầm Sen. Khung cảnh thoáng đãng. Không khí thơm hương. Dùng bữa xong, ra tới cửa, trời bỗng  ồ cơn mưa lạ. Hai người chạy vội ra xe. Một chút ướt. Trong xe, anh lấy khăn giấy nhẹ nhàng thấm những hạt nước vương trên mái tóc cô. Thấm những hạt nước còn đọng trên trán, trên má cô. Nhẹ nhàng và dịu êm. Cô ngoan ngoãn ngồi tận hưởng. Có một vài hạt nước còn vương xuống tận sâu nơi cái cổ trắng ngần và mịn màng. Anh mở một khuy áo. Lùa bàn tay mình thấm sâu xuống dưới. Hơn hai năm quen anh, đây là lần đầu tiên anh động chạm vào người cô. Và cũng là lần đầu tiên đời con gái cô để một người con trai xoa sâu vào người mình như thế. Anh, như một người anh, hay như một bạn trai? Cô cũng không biết nữa. Một chút xao động. Một chút hạnh phúc. Bất giác cô ngả vào anh, mường tượng anh sẽ đặt lên môi cô một nụ hôn. Nhưng anh đã không làm thế. Anh gỡ cặp kính khỏi mắt cô, gấp lại, gác lên bờ ghế. Anh áp má vào má cô, khẽ khàng day, cọ. Anh lại nhẹ nhàng vuốt từ mái tóc, xuống má, xuống cổ, bờ vai, chậm chạp như thể sợ cô đau. Toàn thân cô run lên. Lòng phấp phỏng. Rồi cái bàn tay mềm ấm áp ấy bất chợt xoa xuống ngực cô. Từ trái sang phải. Lại từ phải sang trái. Cô có cảm giác lồng ngực cô vồng lên, cao hơn. Cô lịm đi trong đê mê. Hình như có đôi ngón tay nhẹ vê nơi đầu vú. Cô rùng mình nấc lên. Xúc cảm đầu đời con gái hôm nay không giống bất cứ những gì cô từng nếm trải. Bỗng cô sực tỉnh, nắm chặt lấy cái bàn tay ấy. Cô lắp bắp: “- Đừng. Xin đừng làm thế! Anh làm em sợ!” Nói rồi, cô úp mặt vào ngực anh. Giấu, sợ anh đọc được cảm xúc cô. Anh sực tỉnh. Rút vội tay và kéo thân cô áp sát người mình: “- Anh xin lỗi. Anh thiếu kiềm chế!”. Chờ cho tĩnh lặng trở lại, anh sửa lại mái tóc cô, cài lại khuy áo cô, anh chạm môi vào vành tai cô nói nhỏ: “- Ta về nhé.?” Cô gật đầu. Anh đỡ cô lên ghế trên ngồi bên tay lái.

      Sự việc ấy khiến cô mất một tuần nôn nao. Vừa sung sướng vừa lo sợ. Rồi anh vẫn đến thăm cô như thường lệ. Như không có gì xẩy ra. Mà cũng không ai nhắc lại. Nhưng cả anh và cô cùng nhận thấy gần gặn nhau hơn. Như đã vượt qua bức tường ngăn cách vô hình. Rất lâu sau, bên nhau, trong xe, anh có đôi lần thiếu kiềm chế như thế. Cả đôi lần ấy cô thuận ý anh. Thả mình trong vòng tay anh. Không trách anh. Nhưng anh đã không làm gì nhiều hơn lần đầu tiên. Chính vì thế cô càng tin ở nơi anh. Cô nhận ra tình yêu thật đẹp và lạ lùng.

      Lại sắp đến kỳ nghỉ hè. Cô sẽ lại được anh đưa về quê. Cô đã quen và không còn mặc cảm xa lạ. Hôm ấy là sinh nhật cô. Bây giờ cô mới cho anh biết. Anh mời cô ăn tối ở một nhà hàng vườn. Thanh bình và ấm cúng. Có bánh ga-tô, thổi nến, rượu vang. Cụng ly. Một ly nữa. Rồi một ly nữa. Lần đầu tiên cô có một lễ mừng sinh nhật với một chàng trai duy nhất. Cô muốn kéo cuộc vui dài thêm. Anh ngăn. Lên xe. Đến một phố nhỏ gần công viên. Cô bảo anh dừng xe. Để ngắm, ngắm người ta đang yêu nhau trên những ghế đá. Anh đưa cô xuống hàng ghế dưới. Cô nhìn anh, hỏi: “- Hình như anh chưa một lần nói lời yêu. Phải không?” Anh lặng im. Như định nói. Lại thôi. Phảng phất buồn. Anh bế cô lên lòng. Đặt đôi môi mình lên đôi môi cô. Anh hôn, hôn xoắn xuýt. Môi chà xát môi. Tốc độ mỗi lúc một tăng. Cứ như sợ tuột mất. Cô ghì chặt lấy đầu anh. Nồng nàn như lên cơn sốt. Tinh thần như u mê. Cô có cảm giác váy mình lật lên. Một bàn tay mịn ấm miết ngược theo mé trong đùi. Cô lại thấy như mình được đặt nằm dài trên ghế. Rồi cô lại nhận thấy anh đang ở trên người người quen. Em sẽ ở chung với một sinh viên nữa.” Ma Yến lưỡng lự. Anh khoát tay: “- Giá rẻ. Đừng lo! Lên xe nào!”

      Nhà trọ anh liên hệ thuê cho Ma Yến cách xa trường cô học ba cây số. Nhưng tiện một tuyến xe buýt. Phòng trọ khép kín cho hai người. Bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh đủ dùng cho số người của năm phòng trọ nơi đó. Chị chủ nhà, nói theo cách của mẹ cô, là một phụ nữ “mỏng mày hay hạt”, tiếp nhận cô cởi mở và thân thiện. Lòng cô dịu lắng. Anh chia tay cô. Đưa cho cô một số máy điện thoại cầm tay: “- Khó khăn gì phôn cho anh. Hãy tạm thế đi!” Cô khẽ khàng cảm ơn anh.

      Người ở cùng phòng trọ với Ma Yến là một cô sinh viên cũng năm đầu ở một trường đại học khác. Quê Tuyên Quang. Tính tình dễ sống. Những cô gái tỉnh lẻ về Hà Nội thường trong trẻo đáng yêu. Hôm sau, chị chủ nhà đưa cho Ma Yến một chiếc bếp gas du lịch, một chiếc quạt bàn sải cánh ba mươi phân, cười nói: “- Chị cho em mượn. Ban đầu khó khăn. Còn gì tính tiếp!” Chị vỗ vỗ vào vai cô, cử chỉ âu yếm: “- Cố lên!”

      Ma Yến thầm cảm ơn trời đất. Lần đầu xa nhà, sống ở Hà Nội lạ lẫm, mà cô gặp toàn người tốt, gặp toàn chuyện may. Tháng đầu qua đi, mọi việc suôn sẻ. “- Khéo ăn thì no khéo co thì ấm!” Hai cô gái thầm bảo nhau vậy. Chợ gần, mua gạo và thực phẩm nấu ăn chung, thuận hòa. Chị chủ nhà thỉnh thoảng lại hỏi: “- Ổn cả chứ hai em?” “- Vâng. Chúng em ổn ạ!”

      Rồi một hôm anh đến thăm cô vào ngày cuối tuần. Có lẽ đã cách xa hơn tháng. Anh mời Ma Yến và cô gái trọ cùng phòng đi ăn trưa. Anh tự lái xe. Hai cô gái ngồi hàng ghế dưới. Qua gương chiếu hậu, anh thấy cô gái kia giơ nắm tay chìa ngón tay cái uốn cong lên dứ trước mặt Ma Yến ra chỉ dấu “nâm-bơ oan”. Ma Yến vội kéo tay cô gái kia xuống. Với một cái nguýt.

      Bữa trưa ấy ở nhà hàng Dân Tộc Quán. Cơm niêu-cá kho tộ. Hai cô gái cùng lạ lẫm. Món ăn quen thuộc nơi vùng quê mà sao ở đây họ chế biến khéo thế. Cả nhà hàng âm vang tiếng đập niêu đất bốp bốp chát chát vui và độc đáo, để lộ ra thỏi cơm trắng tròn vo như trái dừa ngon mắt. Vừa ăn, lấy thức ăn cho hai cô gái, vừa hỏi chuyện học tập ở trường hơn tháng qua. Anh khuyên hai cô chăm chỉ học tập, học thật giỏi, hãy gác lại mọi chuyện ngoài việc học. Nói rồi anh hỏi: “- Làm được không nào?” Cười.

      Trở về phòng trọ, cô gái Tuyên Quang dúi đầu vào nách Ma Yến nức nở khen anh Trường Thịnh ga-lăng. Khoảng một tháng hoặc ngắn hơn chút anh mới đến thăm Ma Yến một lần. Để mời cô đi ăn ngày cuối tuần. Anh nói là bồi dưỡng để cô có sức duy trì việc học. Trên đường về nhà trọ anh thường đưa cô tạt vào cửa hàng gas mua cho cô ít bình dùng dần. Tạt vào cửa hàng thực phẩm mua cho cô ít thức ăn tươi sống gửi nhờ tủ lạnh nhà chị chủ. Cô đòi trả tiền. Anh ngăn. Cô khoe trong ví còn gần năm triệu tiền của cô và mẹ cho. Anh phì cười: “- Có đủ cho năm năm học không?”

      Bắt đầu cô nhận thấy lòng mình hơi lạ. Mong nhanh đến ngày anh tới. Rồi cô thấy có một chút nhớ. Một chút xốn xang. Một chút hoang mang. Một chút lo sợ. Bởi anh luôn giữ một khoảng cách đủ để yêu thương.

      Kết thúc năm học thứ nhất. Anh đưa cô về quê nghỉ hè. Thăm mẹ. Cô hỏi ý kiến anh, rằng cô muốn đến nhà hàng Hoa Cỏ làm thêm kiếm tiền đỡ cho mẹ. Anh gật đầu. Những tháng hè ấy gần như tuần nào anh cũng lên nhà hàng Hoa Cỏ thăm cô.

      Hết hè, anh lại đưa cô trở lại Hà Nội vào năm học mới. Một năm học nữa lại qua đi trong sự quan tâm của anh. Anh tới thăm cô dày hơn. Mỗi lần gặp nhau anh cứ dặn đi dặn lại cái câu “Nỗ lực học. Gắng học giỏi. Anh đã dành cho em một công việc ở công ty anh. Nhớ chưa?” “- Vâng. Em nhớ!”

      Một hè nữa. Cô lại xin anh để cô làm việc ở nhà hàng Hoa Cỏ. Anh vẫn gật đầu. Giống như hè năm trước. Ngày cuối tuần nào anh cũng lên nhà hàng Hoa Cỏ thăm. Hình như anh khuyến khích và đề cao tinh thần tự lập. Cô nghĩ vậy, vì trước khi nghỉ hè cô mới phát hiện ra tiền thuê phòng trọ phải là ba trăm ngàn đồng, mà chị chủ chỉ thu một trăm rưởi. Anh ngầm bù một nửa, dặn chị chủ không cho cô biết, để cô có niềm vui tự hào về ý chí vượt khó của mình. Thế cũng hay. Một dụng ý tốt. Nhưng cô cũng không để anh biết rằng cô đã biết. Để anh thanh thản.

      Cô gái Tuyên Quang trọ cùng phòng một lần xui Ma Yến sao không triệt để khai thác lòng tốt của anh. Cô mỉm cười, nói: “- Chính vì mình không làm như thế nên anh ấy mới quý mình đến thế!”

      Sang năm học thứ ba. Anh săn sóc cô nhiều hơn một chút. Ấy là cô cảm nhận được. Có lẽ anh muốn động viên cô nỗ lực học tập. Anh đợi. Và cô đã không phụ lòng anh. Thành tích học tập của cô rất xuất sắc.

      Một ngày cuối tuần, Hoàng Trường Thịnh đưa Ma Yến đi chơi như thường lệ. Lần này, anh đưa cô đi xa hơn một chút: Đầm Sen. Khung cảnh thoáng đãng. Không khí thơm hương. Dùng bữa xong, ra tới cửa, trời bỗng  ồ cơn mưa lạ. Hai người chạy vội ra xe. Một chút ướt. Trong xe, anh lấy khăn giấy nhẹ nhàng thấm những hạt nước vương trên mái tóc cô. Thấm những hạt nước còn đọng trên trán, trên má cô. Nhẹ nhàng và dịu êm. Cô ngoan ngoãn ngồi tận hưởng. Có một vài hạt nước còn vương xuống tận sâu nơi cái cổ trắng ngần và mịn màng. Anh mở một khuy áo. Lùa bàn tay mình thấm sâu xuống dưới. Hơn hai năm quen anh, đây là lần đầu tiên anh động chạm vào người cô. Và cũng là lần đầu tiên đời con gái cô để một người con trai xoa sâu vào người mình như thế. Anh, như một người anh, hay như một bạn trai? Cô cũng không biết nữa. Một chút xao động. Một chút hạnh phúc. Bất giác cô ngả vào anh, mường tượng anh sẽ đặt lên môi cô một nụ hôn. Nhưng anh đã không làm thế. Anh gỡ cặp kính khỏi mắt cô, gấp lại, gác lên bờ ghế. Anh áp má vào má cô, khẽ khàng day, cọ. Anh lại nhẹ nhàng vuốt từ mái tóc, xuống má, xuống cổ, bờ vai, chậm chạp như thể sợ cô đau. Toàn thân cô run lên. Lòng phấp phỏng. Rồi cái bàn tay mềm ấm áp ấy bất chợt xoa xuống ngực cô. Từ trái sang phải. Lại từ phải sang trái. Cô có cảm giác lồng ngực cô vồng lên, cao hơn. Cô lịm đi trong đê mê. Hình như có đôi ngón tay nhẹ vê nơi đầu vú. Cô rùng mình nấc lên. Xúc cảm đầu đời con gái hôm nay không giống bất cứ những gì cô từng nếm trải. Bỗng cô sực tỉnh, nắm chặt lấy cái bàn tay ấy. Cô lắp bắp: “- Đừng. Xin đừng làm thế! Anh làm em sợ!” Nói rồi, cô úp mặt vào ngực anh. Giấu, sợ anh đọc được cảm xúc cô. Anh sực tỉnh. Rút vội tay và kéo thân cô áp sát người mình: “- Anh xin lỗi. Anh thiếu kiềm chế!”. Chờ cho tĩnh lặng trở lại, anh sửa lại mái tóc cô, cài lại khuy áo cô, anh chạm môi vào vành tai cô nói nhỏ: “- Ta về nhé.?” Cô gật đầu. Anh đỡ cô lên ghế trên ngồi bên tay lái.

      Sự việc ấy khiến cô mất một tuần nôn nao. Vừa sung sướng vừa lo sợ. Rồi anh vẫn đến thăm cô như thường lệ. Như không có gì xẩy ra. Mà cũng không ai nhắc lại. Nhưng cả anh và cô cùng nhận thấy gần gặn nhau hơn. Như đã vượt qua bức tường ngăn cách vô hình. Rất lâu sau, bên nhau, trong xe, anh có đôi lần thiếu kiềm chế như thế. Cả đôi lần ấy cô thuận ý anh. Thả mình trong vòng tay anh. Không trách anh. Nhưng anh đã không làm gì nhiều hơn lần đầu tiên. Chính vì thế cô càng tin ở nơi anh. Cô nhận ra tình yêu thật đẹp và lạ lùng.

      Lại sắp đến kỳ nghỉ hè. Cô sẽ lại được anh đưa về quê. Cô đã quen và không còn mặc cảm xa lạ. Hôm ấy là sinh nhật cô. Bây giờ cô mới cho anh biết. Anh mời cô ăn tối ở một nhà hàng vườn. Thanh bình và ấm cúng. Có bánh ga-tô, thổi nến, rượu vang. Cụng ly. Một ly nữa. Rồi một ly nữa. Lần đầu tiên cô có một lễ mừng sinh nhật với một chàng trai duy nhất. Cô muốn kéo cuộc vui dài thêm. Anh ngăn. Lên xe. Đến một phố nhỏ gần công viên. Cô bảo anh dừng xe. Để ngắm, ngắm người ta đang yêu nhau trên những ghế đá. Anh đưa cô xuống hàng ghế dưới. Cô nhìn anh, hỏi: “- Hình như anh chưa một lần nói lời yêu. Phải không?” Anh lặng im. Như định nói. Lại thôi. Phảng phất buồn. Anh bế cô lên lòng. Đặt đôi môi mình lên đôi môi cô. Anh hôn, hôn xoắn xuýt. Môi chà xát môi. Tốc độ mỗi lúc một tăng. Cứ như sợ tuột mất. Cô ghì chặt lấy đầu anh. Nồng nàn như lên cơn sốt. Tinh thần như u mê. Cô có cảm giác váy mình lật lên. Một bàn tay mịn ấm miết ngược theo mé trong đùi. Cô lại thấy như mình được đặt nằm dài trên ghế. Rồi cô lại nhận thấy anh đang ở trên người cô. Hai tay anh trên ngực cô. Đôi môi anh dán chặt vào môi cô. Ngỡ nghẹt thở. Và lạ lùng, có một vật cưng cứng gì đó nóng hổi lăn trượt nơi bụng dưới cô. Toàn thân cô tê dại. Cô linh cảm có chuyện lớn xảy ra. Bỗng cô sực nhớ tới chiếc kim băng và lời mẹ dặn. Phòng khi gặp hoàn cảnh này hãy lấy kim băng đâm vào cái vật cưng cứng ấy. Cô lần cạp váy không thấy kim băng. Cô đưa tay lên đầu lấy chiếc cặp tóc. Cô nhanh chóng luồn tay trái xuống phía dưới nắm chặt cái vật cưng cứng đó. Vặn bóp. Cô hoảng hốt nhận thấy cái vật cưng cứng ấy dội lên phóng ra một dòng nước ấm quánh sít. Hơi thở anh gấp gáp phả vào mặt cô nóng hổi. Cô bóp chặt nó hơn, và luồn tay kia đưa chiếc cặp tóc chọc một nhát vào cái vật cưng cứng. Cô bừng tỉnh nghe tiếng anh ư ứ rú, cựa quậy, rồi ngất xỉu. Không hiểu ra sao nữa. Cô đẩy anh ra khỏi người mình, tụt xuống sàn. Cô trượt theo xuống sàn, kéo anh nằm trong lòng mình. Tim anh đã ngừng đập. Ôi. Anh chết rồi sao? Cô để nguyên hiện trường. Người ta sẽ khép cô tội giết người. Cô gọi điện thoại tự báo án. Ôm anh đợi chờ cảnh sát đến. Cô tìm kính đeo lên mắt. Qua ánh đèn đường, nhìn gương mặt anh thảnh thơi mãn nguyện đang nhìn cô, mà ứa nước mắt. Cô vuốt mắt để anh nhắm ngủ. Thuận tay lần vuốt xuống dưới bụng anh. Giờ thì cô nhận ra cái vật cưng cứng ấy, vẫn cứng nguyên, là thứ dính liền người anh. Cô chẳng biết gì cả. Một cô gái ở tuổi hai mươi mốt lại có thể đần dốt đến thế.

      Đó là tất cả những gì Ma Thị Yến đã khai với cơ quan cảnh sát điều tra, kể từ ngày vụ án được khởi tố. Và trong gần ba năm về mối quan hệ giữa cô và Hoàng Trường Thịnh, mà cuối cùng là vụ án mạng vào đêm khuya ngày mồng 6 tháng 5.

Cán bộ điều tra hỏi Yến:

      - Khi mẹ dặn luôn mang bên mình một chiếc kim băng, và khi cần phải hành động như thế, sao cô không hỏi lý do?

      - Cháu có hỏi. Nhưng mẹ bảo lấy chồng sẽ hiểu. Cứ làm thế. Không, nó sẽ làm hại cả đời con đấy!

      Hai cán bộ điều tra nhìn nhau. Tới giờ, cô vẫn trong trẻo và thuần khiết đến lạ lùng. Họ đã về Hòa Bình nơi mẹ cô cư trú. Được tin, bà khóc, khóc nghẹn ngắc không thành tiếng. Đắn đo mãi, bà mới mở lời. Bà đã bị một kẻ cưỡng dâm vào năm đầu bà tốt nghiệp trường sư phạm lên đây công tác. Mang thai. Bà để. Và sinh một con gái. Đó là Ma Thị Yến. Yến lớn lên xinh xẻo. Thông minh và học giỏi. Bà giữ lại chức quyền cho kẻ  đã hại đời bà mà không tố cáo. Nghe, cán bộ điều tra cũng phải nghẹn ngào. Bà quyết định nuôi dạy con gái theo truyền thống sư phạm, khép kín quan hệ. Không truyền thụ kỹ năng sống, không giáo dục giới tính. Bà không để con gái biết chuyện. Nó sẽ mặc cảm. Xin cán bộ điều tra lưu ý. Năm nó về Hà Nội nhập học. Mừng vui xen lo lắng. May thay nó gặp một bạn trai tốt Trường Thịnh. Bà đã gặp anh, thấy yên lòng. Bà lại khóc, không ngờ có hậu quả này.

      Ngày trước, người ta có truyền tụng nhau chuyện, con gái khi về nhà chồng, người mẹ thường dặn dò con gái luôn phải giấu trên gối một chiếc kim băng phòng khi chồng gặp “phạm phòng” ngất xỉu trên bụng vợ. Đừng sợ hãi mà đẩy chồng ra. Chết luôn. Hãy lấy kim băng đâm vào nơi xương cùng dưới xống lưng chồng, rồi mới từ từ nâng chồng ra khỏi người mình. Nhưng đó là chuyện của ngày mai. Trước mắt, bà dạy cho con gái dùng chiếc kim băng đề phòng tai họa như nó đã gieo cho bà…

      Cảnh sát điều tra lại hỏi Yến:

      - Cô có bao giờ nghĩ Trường Thịnh đã có vợ không?

      - Không. Có chuyện đó sao chú?- cô sửng sốt.

      - Hỏi vậy thôi.

      Cán bộ điều tra cũng đã đến báo tin và lấy khẩu cung vợ Trường Thịnh. Chị khóc. Chị buồn. Nhưng chị phủ nhận kết luận Ma Thị Yến giết chồng chị. Được thông báo lời khai của Ma Thị Yến, xem ảnh cô, chị khen Yến xinh và trong trẻo quá, thơ ngây và đáng yêu quá. Chị còn thấy vậy huống chi anh. Cũng không thể trách anh. Chị hơn Yến mười tuổi. Kinh nghiệm sống cho chị hiểu ra nhiều điều tưởng như không thể mà lại có thể. Chị sụt sùi khóc, nhận một phần lỗi. Sao chị lại có lỗi? Hồi còn là sinh viên, bằng tuổi Yến bây giờ, chị đã mắc một sai lầm ân hận suốt đời. Khi ấy Phạm Trường Thịnh yêu một bạn gái cùng khoa cùng khóa. Chị cũng yêu anh, muốn giành giật anh, chị đã tạo ra một cơ hội để anh ngủ với chị. Chị mang thai. Và anh đã phải cưới chị. Nhưng bi kịch không ai lường trước, người bạn gái anh đã bỏ học bỏ nhà đi mất tích. Giờ, vẫn không hay tin.

      Cán bộ điều tra lại thêm một lần bất ngờ. Chị trung thực và nhân hậu quá. Độ lượng và nhân văn quá.

      Trở lại nơi công đường. Sau nửa giờ tranh tụng, các cơ quan tố tụng hướng tới một kết luận, Ma Thị Yến không giết người, nhưng cô là nguyên nhân gây nên cái chết của Hoàng Trường Thịnh. Thật bất ngờ, đúng cái lúc bồi thẩm đoàn có thể nghị án, thì vợ nạn nhân, xin bãi nại cho Ma Thị Yến. Chị khẳng định Yến vô tội. Chồng chị đã chết trong sung sướng và hạnh phúc. Hãy để anh ấy ra đi thanh thản. Mặc dù với chị là một nỗi đau lớn.

      Bây giờ Ma Thị Yến mới biết Hoàng Trường Thịnh đã có vợ. Một phụ nữ rất đẹp, trí thức. Cô ôm lấy mẹ òa khóc, kéo mẹ lại nơi vợ Trường Thịnh đứng, nhưng không thấy chị. Có người nói chị đã khóc, tay dắt một đứa trẻ bỏ đi khoảng năm phút rồi. Ma Thị Yến quỳ xuống nơi chị đã đứng, hôn xuống mặt sàn, chắp tay hướng ra sảnh tòa án nơi chị ra đi: “- Em xin tạ tội với anh. Tạ tội với chị. Tạ tội với tình yêu của em!” Rồi cô ngất xỉu.

      Vụ án khép lại. Nhưng với hai cán bộ điều tra trẻ trong vụ án thì chưa. Còn day dứt. Đã kiểm tra pháp y: Ma Thị Yến vẫn còn trinh trắng. Chiếc kẹp tóc không có độc. Vậy Hoàng Trường Thịnh tử vong vì cái gì? Một tai nạn tình yêu ư?


Truyện ngắn của Khiếu Quang Bảo


Bình luận
vtcnews.vn