Tại đường giao nhau, xe nào được ưu tiên?

Hòm thư pháp luật Thứ Sáu, 27/10/2023 16:53:28 +07:00
(VTC News) -

Một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn tại các điểm đường giao nhau là do người tham gia giao thông không hiểu hoặc cố tình không chấp hành quy định của luật.

Đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng; nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.

Theo Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau:

- Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

- Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái.

- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Tại đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. (Ảnh: Châu Thư)

Tại đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. (Ảnh: Châu Thư)

Theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực, đường nhánh là đường nối vào đường chính.

Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

Những xe được ưu tiên

Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới và được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:

Những loại xe ưu tiên là xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, theo đó:

Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm:

Các xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn.

Xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố.

Xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm:

Các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân.

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

CHÂU THƯ
Bình luận
vtcnews.vn