Quan niệm kiêng kị của người Việt trong ngày Tam nương

VideoThứ Tư, 01/08/2018 07:56:00 +07:00

Trả lời VTC, TS. Vũ Thế Khanh cho biết ngày Tam nương không phải khái niệm mới mà đã có từ lâu đời, bắt nguồn từ văn hóa lịch sử Trung Quốc.

Trên góc độ khoa học, do đúc kết nhiều sự kiện mà cả người phương Đông và người phương Tây đều có ngày này. Ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch trong một tháng đều được gọi là ngày Tam nương.

"Ngày Tam nương được các dân tộc Á Đông tính theo âm lịch, các nước phương Tây tính theo dương lịch và gọi là ngày Nguyệt kị. Ở phương Tây, người ta cũng thống kê nhiều tai nạn nguy hiểm xảy ra vào ngày Nguyệt kị. Bên phương Đông cũng tương tự, bởi vậy mới sinh ra quan niệm kiêng kị nhiều thứ vào ngày Tam nương", TS Vũ Thế Khanh nói.

Cũng theo TS. Vũ Thế Khanh, việc trùng lặp xảy ra nhiều tai nạn vào những ngày Tam nương theo góc độ khoa học, là do bản chất ngày âm lịch liên quan đến chu kỳ Mặt trăng quay quanh Mặt trời, sự thay đổi này cũng ảnh hưởng tâm sinh lý của con người.

ngay tam nuong_1

TS. Vũ Thế Khanh lý giải quan niệm kiêng kị trong ngày Tam nương 

"Bản chất ngày âm lịch là liên quan đến Mặt trăng. Thủy triều hình thành là do sức hút giữa Mặt trăng và Trái đất. Con người cũng giống một hành tinh nhỏ, 70% cơ thể chúng ta là nước, bởi vậy chu kỳ quay của Mặt trăng cũng làm ảnh hưởng tâm sinh lý của chúng ta, gây ra những phản ứng khác của cơ thể, sinh ra những phản ứng khác thường, cách xử trí của chúng ta trước các sự cố cũng bị ảnh hưởng", TS. Khanh lý giải.

Để tránh lo lắng trong ngày Tam nương, TS. Khanh cho rằng nên tránh làm việc lớn, nếu có thể chuyển dời sang ngày khác thì tốt hơn. Với công việc không thể tránh, việc bình tĩnh xử lý sẽ giúp ta bình an, tránh mọi tai họa.

VTC9
Bình luận
vtcnews.vn