Phương pháp giúp nuôi con khỏe

Sức khỏeThứ Hai, 21/04/2014 02:06:00 +07:00

(VTC News) - Nuôi con béo khỏe không hề khó, các bậc cha mẹ hãy trang bị các nguyên tắc vàng sau đây nhé! (HT tổng hợp)

Giai đoạn trẻ sơ sinh

Giai đoạn trẻ sơ sinh

Cho trẻ bú theo nhu cầu: trong giai đoạn trẻ sơ sinh không nên áp dụng thời giờ bú mẹ hoặc ăn sữa công thức. Trẻ bú theo nhu cầu thường tăng cân một cách tự nhiên và tự xây dựng một thói quen ăn uống cho mình.

Cho trẻ bú theo nhu cầu: trong giai đoạn trẻ sơ sinh không nên áp dụng thời giờ bú mẹ hoặc ăn sữa công thức. Trẻ bú theo nhu cầu thường tăng cân một cách tự nhiên và tự xây dựng một thói quen ăn uống cho mình.

Trong thời kỳ đang cho con bú bà mẹ nên đảm bảo chất dinh dưỡng cho mình: chế độ ăn uống và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng sữa cho trẻ. Do đó, để nuôi con béo khỏe các bà mẹ cần chú ý trong thời ký cho con bú cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ tâm lý thoải mái.

Trong thời kỳ đang cho con bú bà mẹ nên đảm bảo chất dinh dưỡng cho mình: chế độ ăn uống và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng sữa cho trẻ. Do đó, để nuôi con béo khỏe các bà mẹ cần chú ý trong thời ký cho con bú cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ tâm lý thoải mái.

Cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng khi: Bắt đầu từ khi bé ba hoặc bốn ngày tuổi, bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa; bé tiểu tiện và đại tiện đều đặn; đồng thời bạn theo dõi thấy trẻ tăng cân một cách hợp lý.

Cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng khi: Bắt đầu từ khi bé ba hoặc bốn ngày tuổi, bạn có thể nghe thấy tiếng bé nuốt sữa; bé tiểu tiện và đại tiện đều đặn; đồng thời bạn theo dõi thấy trẻ tăng cân một cách hợp lý.

Giai đoạn trẻ dưới 1 năm tuổi:

Giai đoạn trẻ dưới 1 năm tuổi:

Nguyên tắc bổ sung nước cho trẻ: Chỉ nên cho bé uống sữa mẹ, sữa công thức, và nước. Không nên cho trẻ uống nước trái cây quá sớm (nếu trẻ không bị táo bón) vì nước trái cây chứa nhiều calo và lượng đường không cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Nguyên tắc bổ sung nước cho trẻ: Chỉ nên cho bé uống sữa mẹ, sữa công thức, và nước. Không nên cho trẻ uống nước trái cây quá sớm (nếu trẻ không bị táo bón) vì nước trái cây chứa nhiều calo và lượng đường không cần thiết cho cơ thể của trẻ.

Thức ăn cần tránh cho trẻ dưới một tuổi: Mật ong có nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Dâu tây, họ trái cây cam quýt: chứa nhiều axit không tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Động vật có vỏ:  nguy cơ gây dị ứng cao. Sữa nguyên kem hay sữa ít béo đóng chai: do hàm lượng dinh dưỡng không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Thức ăn cần tránh cho trẻ dưới một tuổi: Mật ong có nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Dâu tây, họ trái cây cam quýt: chứa nhiều axit không tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Động vật có vỏ: nguy cơ gây dị ứng cao. Sữa nguyên kem hay sữa ít béo đóng chai: do hàm lượng dinh dưỡng không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Tháng thứ 6 nên tập cho trẻ ăn dặm: Nếu ăn dặm quá sớm, trẻ dễ mắc chứng bệnh khó tiêu và sợ ăn. Cũng không nên bắt đầu thời điểm ăn dặm quá muộn vì hàm lượng dinh dưỡng từ sữa không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc sức đề kháng yếu.

Tháng thứ 6 nên tập cho trẻ ăn dặm: Nếu ăn dặm quá sớm, trẻ dễ mắc chứng bệnh khó tiêu và sợ ăn. Cũng không nên bắt đầu thời điểm ăn dặm quá muộn vì hàm lượng dinh dưỡng từ sữa không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ, trẻ dễ mắc các bệnh như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc sức đề kháng yếu.

Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi

Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi

Tránh cho trẻ hóc, nghẹn thức ăn: cho trẻ ăn các thức ăn phù hợp với trẻ. Thức ăn không phù hợp cho trẻ có thể trở thành nguy cơ gây hại, trong đó phải kể đến tai nạn nghẹn thức ăn. Các loại thức ăn gây nguy cơ hóc, nghẹn ở trẻ: xúc xích, nho, nhãn,…, các loại hat như đậu phộng, bắp rang, thịt và rau để miếng, không cắt nhỏ cho trẻ.

Tránh cho trẻ hóc, nghẹn thức ăn: cho trẻ ăn các thức ăn phù hợp với trẻ. Thức ăn không phù hợp cho trẻ có thể trở thành nguy cơ gây hại, trong đó phải kể đến tai nạn nghẹn thức ăn. Các loại thức ăn gây nguy cơ hóc, nghẹn ở trẻ: xúc xích, nho, nhãn,…, các loại hat như đậu phộng, bắp rang, thịt và rau để miếng, không cắt nhỏ cho trẻ.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn: trẻ trong độ tuổi này rất khó tính trong vấn đề ăn uống vì vậy khi cho trẻ ăn cần đảm bảo các yếu tố sau:

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn: trẻ trong độ tuổi này rất khó tính trong vấn đề ăn uống vì vậy khi cho trẻ ăn cần đảm bảo các yếu tố sau:

Kiên nhẫn: muốn nuôi con béo khỏe nguyên tắc đầu tiên khi cho con ăn các mẹ phải thực sự kiên nhẫn. Trong giai đoạn này các mẹ cần tập cho trẻ các thói quen: quen với món ăn mới, tập cho trẻ tự ăn hay phục vụ bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.

Kiên nhẫn: muốn nuôi con béo khỏe nguyên tắc đầu tiên khi cho con ăn các mẹ phải thực sự kiên nhẫn. Trong giai đoạn này các mẹ cần tập cho trẻ các thói quen: quen với món ăn mới, tập cho trẻ tự ăn hay phục vụ bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.

Thói quen ăn uống của cha mẹ: trẻ thường có bắt chước người lớn. Vì vậy, nếu mẹ mong muốn con ăn nhiều rau và hoa quả thì chính mẹ phải là người thường xuyên ăn các loại thực phẩm này.

Thói quen ăn uống của cha mẹ: trẻ thường có bắt chước người lớn. Vì vậy, nếu mẹ mong muốn con ăn nhiều rau và hoa quả thì chính mẹ phải là người thường xuyên ăn các loại thực phẩm này.

Thay đổi món ăn cho trẻ: cho trẻ được thay đổi khẩu vị thường xuyên, cần chú ý nhu cầu dinh dưỡng hợp lý của trẻ.

Thay đổi món ăn cho trẻ: cho trẻ được thay đổi khẩu vị thường xuyên, cần chú ý nhu cầu dinh dưỡng hợp lý của trẻ.

Bác sĩ: Nếu bạn nghĩ rằng bé không được khoẻ thì ngay lập tức hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu như bác sĩ không tìm ra bất kì vấn đề nào thì vẫn cứ tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình mà đưa bé đi khám tiếp trong trường hợp bé không có dấu hiệu gì biến chuyển.

Bác sĩ: Nếu bạn nghĩ rằng bé không được khoẻ thì ngay lập tức hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu như bác sĩ không tìm ra bất kì vấn đề nào thì vẫn cứ tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình mà đưa bé đi khám tiếp trong trường hợp bé không có dấu hiệu gì biến chuyển.

Sức khoẻ: Tránh cho bé ăn những món thức ăn nhanh thường xuyên. Những món ăn được chế biến tại nhà như hoa quả và rau xanh sẽ tốt cho bé và phù hợp với túi tiền hơn, khuyến khích bé uống nước nhiều hơn.

Sức khoẻ: Tránh cho bé ăn những món thức ăn nhanh thường xuyên. Những món ăn được chế biến tại nhà như hoa quả và rau xanh sẽ tốt cho bé và phù hợp với túi tiền hơn, khuyến khích bé uống nước nhiều hơn.

Chuyên gia thể dục: Hãy động viên bé hoạt động thật nhiều ngay từ khi nhỏ bằng cách đưa bé ra ngoài và dạy bé những trò chơi những môn thể thao khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn có thể cho bé học môn khiêu vũ thể thao, tham gia vào các lớp học thể dục hay có thể cho bé đi bơi thường xuyên.

Chuyên gia thể dục: Hãy động viên bé hoạt động thật nhiều ngay từ khi nhỏ bằng cách đưa bé ra ngoài và dạy bé những trò chơi những môn thể thao khác nhau. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì bạn có thể cho bé học môn khiêu vũ thể thao, tham gia vào các lớp học thể dục hay có thể cho bé đi bơi thường xuyên.

Nhà tâm lý học: tạo điều kiện cho cả gia đình gần nhau hơn. Nghĩ ra những hoạt động mà cả gia đình có thể hoạt động cùng nhau như nấu ăn, chơi trò chơi, đi dã ngoại..., giúp bé gỡ rối cảm xúc khi bé giận dữ, lo lắng. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi.

Nhà tâm lý học: tạo điều kiện cho cả gia đình gần nhau hơn. Nghĩ ra những hoạt động mà cả gia đình có thể hoạt động cùng nhau như nấu ăn, chơi trò chơi, đi dã ngoại..., giúp bé gỡ rối cảm xúc khi bé giận dữ, lo lắng. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi.

Chuyên gia của giấc ngủ: Bạn phải để ý đến các tín hiệu buồn ngủ của bé. Khi thấy bé mệt mỏi thì bạn phải cho bé đi ngủ càng sớm càng tốt bởi những lúc này bé sẽ đi vào giấc ngủ rất dễ dàng và ngủ ngoan hơn.

Chuyên gia của giấc ngủ: Bạn phải để ý đến các tín hiệu buồn ngủ của bé. Khi thấy bé mệt mỏi thì bạn phải cho bé đi ngủ càng sớm càng tốt bởi những lúc này bé sẽ đi vào giấc ngủ rất dễ dàng và ngủ ngoan hơn.

Nha sĩ: Bố mẹ nên đánh răng cho bé khoảng 2 phút mỗi tối cho tới khi bé được 5-8 tuổi. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi. Trẻ thường thích tự đánh răng một mình vì  thế hãy để bé đánh răng sau khi bố mẹ đánh răng xong.

Nha sĩ: Bố mẹ nên đánh răng cho bé khoảng 2 phút mỗi tối cho tới khi bé được 5-8 tuổi. Bạn phải giám sát việc đánh răng của bé tới khi bé 10 tuổi. Trẻ thường thích tự đánh răng một mình vì thế hãy để bé đánh răng sau khi bố mẹ đánh răng xong.

Ăn khoa học để có một hàm răng khỏe mạnh: Ăn vặt cả ngày rất có hại cho răng của bé. Các chuyên gia khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn ba bữa mỗi ngày cộng với một bữa ăn vặt vào giữa sáng và giữa chiều. Đây là một chế độ ăn rất lý tưởng.

Ăn khoa học để có một hàm răng khỏe mạnh: Ăn vặt cả ngày rất có hại cho răng của bé. Các chuyên gia khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn ba bữa mỗi ngày cộng với một bữa ăn vặt vào giữa sáng và giữa chiều. Đây là một chế độ ăn rất lý tưởng.

Bình luận
vtcnews.vn