Phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Khoa học - Công nghệThứ Năm, 29/03/2018 08:08:00 +07:00

Ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức ra mắt dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam”.

Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam” bắt đầu khởi động và triển khai thực hiện từ năm 2018 đến hết năm 2019 nhằm:

Nâng cao nhận thức chung của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên về thực thi, xây dựng và phát triển giá trị quyền SHTT;

anh3

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc phát biểu tại buổi lễ ra mắt dự án 

Nâng cao năng lực khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT đối với một số nhãn hiệu của một số công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Phát biểu tại Lễ khởi công Dự án, Thứ trưởng Bộ KH & CN Phạm Công Tạc nhấn mạnh, ngành Dệt may Việt Nam đã tạo nên sự phát triển đột biến trong 30 năm đổi mới. Từ việc xuất khẩu bằng 0 USD năm 1986  tới con số hơn 31 tỷ USD năm 2017.

Với  hơn 7000 doanh nghiệp, ngành có đóng góp lớn trong công tác an sinh xã hội, trong công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế VN, gắn với nhu cầu cấp thiết của con người, tích lũy những đồng ngoại tệ đầu tiên cho kinh tế quốc gia.

Trong giai đoạn mới, trước sự cạnh tranh quyết liệt, ngành Dệt may Việt Nam buộc phải thay đổi về triết lý trong phát triển, đặc biệt là khâu khai thác, phát triển và bảo vệ giá trị quyền sở hữu trí tuệ - tài sản vô hình. Cần chú ý rằng trong thế giới hiện đại, tài sản chủ yếu của doanh nghiệp là tài sản vô hình.

Thứ trưởng cho biết, hiện nay các doanh nghiệp dệt may phải đối diện thường xuyên với nạn hàng nhái, hàng giả tại thị trường trong nước. Các sản phẩm dệt may Việt Nam cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi các hàng rào thương mại với các chính sách bảo hộ hàng nội địa của nhiều quốc gia khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Video: Máy đóng cọc hộ lan đường bộ

“Với cam kết chia sẻ nguồn lực, hợp tác phát triển giữa Bộ KH&CN và Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như các doanh nghiệp thành viên, các chuyên gia, Dự án sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các đơn vị thành viên tham gia Dự án. Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được những thương hiệu cho các sản phẩm Dệt May không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các thị trường nước ngoài”.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex, chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020 xác định mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may Việt Nam là trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Do đó, bảo vệ, khai thác và phát triển tốt tài sản trí tuệ là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững.

Nguyễn Hương
Bình luận
vtcnews.vn