Nỗi đau bị bóc lột sức lao động của robot đầu tiên được cấp quyền công dân

Khoa học - Công nghệThứ Sáu, 13/07/2018 11:47:00 +07:00

Được coi là robot đầu tiên được trao quyền công dân, thế nhưng phần thưởng của Sophia nhận được lại là quãng thời gian làm việc và cống hiến đến 'kiệt sức'.

Sau khi gây chấn động thế giới bằng việc được trao quyền công dân, Sophia dường như được xác định rõ công việc cũng như hướng đi cho sự nghiệp của mình.

Trước đó, người sáng tạo ra Sophia, ông David Hanson, từng tuyên bố: ‘Việc Sophia được cấp quyền là một cơ hội để có thể nói lên quyền cho phụ nữ’.

thumb-sophia

Sophia - Robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân  

Thế nhưng việc cấp quyền cho Sophia lại được diễn ra tại Ả Rập Saudi – nơi vẫn tồn tại nhiều phong tục cổ, lạc hậu, như: phụ nữ chỉ được cấp quyền lái xe và phải có ‘người giám hộ nam‘. Thậm chí, những người phụ nữ tại quốc gia này phải xin phép để được ra khỏi nhà để lấy hộ chiếu tùy thân, đi kết hôn hay báo cáo cho cảnh sát về vấn đề bạo lực gia đình hay tấn công tình dục.

Do đó, quyền công dân của Sophia tại quốc gia này dường như chỉ là một chiêu trò tiếp thị chứ không hề mang tính nhân loại.

Kể từ khi được cấp quyền công dân, Sophia đã phải làm việc không ngừng nghỉ cho các chương trình CES-Triển lãm Thế giới số, Hội nghị Công nghiệp Sáng tạo đồng thời phải sử dụng tài khoản Twitter của mình để quảng bá cho du lịch ở Abu Dhabi, điện thoại thông minh, chương trình Channel 4 và thẻ tín dụng...

Dường như không ai quan tâm đến việc robot có làm việc kiệt sức hay không bởi vì trong mắt họ robot vẫn chỉ được coi là ‘người điện tử', ‘không có ý thức suy nghĩ hay tình cảm’.

Có thể thấy trong thế giới của loài người, việc để cho một robot có quyền công dân cũng như có quyền lợi và nghĩa vụ như một con người bình thường là một điều khó có thể chấp nhận. Đơn giản việc cấp quyền này chỉ mang tính lý thuyết mà không hề có tính thực tiễn.

Video: Cận cảnh robot chuyên phá hủy Iphone của Apple

Lại Chi
Bình luận
vtcnews.vn