Những mối đe dọa cận kề đối với Hải quân Mỹ

Thế giớiThứ Hai, 12/09/2016 13:00:00 +07:00

Tàu công nghệ thấp, mìn biển, tên lửa đạn đạo chống tàu ngầm hay các hạm đội tàu ngầm đang ngày càng lớn mạnh trên thế giới được cho là những mối đe dọa mà Hải quân Mỹ đang phải đối mặt hiện nay.

Mặc dù được đánh giá là một trong những quốc gia sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, tuy nhiên, Mỹ vẫn phải đối đầu với những mối đe dọa không hề nhỏ.

Dưới đây là những vấn đề có thể ảnh hưởng đến lực lượng trên biển của Mỹ, theo tạp chí National Interest.

Mìn 

Một trong những mối đe đọa gây nhiều tranh cãi nhất mà Hải quân Mỹ đang phải đối mặt hiện nay là mìn biển. Được một sĩ quan pháo binh Trung Quốc phát minh vào thế kỷ XIV, loại vũ khí với tính sát thương cao này đang trở thành một trong những cơn ác mộng với hải quân Mỹ.

lcs-2_gopm

 Robot dò mìn biển từ tàu chiến của Mỹ

Trong 30 năm trở lại đây, không ít trường hợp tàu Mỹ bị tấn công bởi mìn biển, trong đó phải kể tới khu trục nhỏ Samuel B. Roberts, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Princeton và các tàu tấn công đổ bộ Tripoli. 

Những chiến hạm trị giá tới hàng tỷ USD ngạo nghễ trước bao cơn sóng dữ cuối cùng lại phải cúi mình trước thứ vũ khí có lẽ chưa đáng giá đến nửa triệu USD này. 

Còn đáng lo hơn khi các đối thủ tiềm tàng của Mỹ vẫn đang dự trữ loại vũ khí 'nhỏ nhưng có võ' này, National Interest nhận định.

Hiện nay, Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay 50.000-100.000 mìn biển các loại trong khi Iran ước tính cũng trữ khoảng vài ngàn quả.

Tên lửa đạn đạo chống hạm 

Nỗi lo hiện hữu với Hải quân Mỹ hiện nay không thể không kể đến mối đe dọa đến từ các loại tên lửa đạn đạo chống hạm.

160512143249-df-26-missile-exl-7525-2833-1463559224

 Xe chở tên lửa DF-26 'sát thủ đảo Guam' của Trung Quốc

Theo National Interest, việc Bắc Kinh dồn sức phát triển các loại tên lửa DF-21D và bây giờ DF-26 đang thực sự là một vấn đề khiến Washington phải đau đầu một khi các chiến hạm của Mỹ di chuyển tới vùng tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc. 

Hai loại tên lửa này là một phần của chiến lược chống tiếp cận/xâm nhập của Bắc Kinh, nhằm thiết lập vùng cấm xâm nhập tại Tây Thái Bình Dương. 

Video: Tên lửa Trung Quốc bốc cháy trên trời Mỹ

Giả sử Trung Quốc quyết định xuất khẩu công nghệ sang những quốc gia có thể xung đột với Mỹ, chắc chắn giới chức Lầu Năm Góc sẽ phải đau đầu tìm quyết sách để ứng phó.

Tàu ngầm 

Chưa bao giờ khả năng chống tàu ngầm của Mỹ lại nghèo nàn như hiện nay kể từ sau Chiến tranh Lạnh, National Interest viết.

Theo tạp chí này, có thể thấy rõ nhất điều đó từ các động thái gần đây của Hải quân Mỹ, từ việc thải loại máy bay chống ngầm S-3 Viking, trì hoãn thay thế máy bay P-3C Orion cho đến việc bỏ qua sự thiếu hụt về công nghệ cảm biến và vũ khí chống ngầm mới trên các tàu.

my-khong-du-kha-nang-theo-doi-tau-ngam-moi-cua-nga-0-1640

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Hải quân Nga  

Chưa kể đến chuyện thiếu kinh nghiệm đối phó với loại phương tiện này, Hải quân Mỹ đang tự đưa mình vào thế khó khi mà mối đe dọa đến từ tàu ngầm được nâng đến mức báo động từ 4-6 năm trở lại đây.

Tên lửa siêu thanh diệt hạm 

Dù có dấu hiệu giảm nhiệt trong 1/4 thế kỷ qua, nhưng thời gian gần đây, tên lửa chống hạm đang trở lại và hứa hẹn lợi hại hơn xưa với tốc độ và khả năng tác chiến vượt trội.

Video: Xem Nga phóng tên lửa hành trình 'nghiền nát' mục tiêu từ khoảng cách hàng trăm km

Tên lửa hành trình chống tàu YJ-18 của Trung Quốc đạt tới tầm bắn cùng tốc độ chạm mốc Mach 2,5 đến Mach 3. Nga cũng phát triển sát thủ diệt hạm BrahMos có khả năng đạt tốc độ Mach 3.

Tầm bắn của các loại vũ khí như YJ-18 chắc chắn sẽ làm tăng số lượng các mục tiêu phải theo dõi của Hải quân Mỹ. Còn đối với các loại tên lửa với tốc độ và tầm bay 'khủng' như BrahMos, Mỹ chắc chắn sẽ rất vất vả, nếu như không muốn nói là khó có đủ thời gian đế đối phó với các mối đe dọa này, National Interest nhận định.

Vũ khí năng lượng định hướng 

Giống như sự ra đời của tên lửa dẫn đường mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho chiến tranh, laser cũng đóng vai trò tương tự.

my-so-huu-pha-danh-chan-bang-vu-khi-laser-dau-tien_11431408

 Vũ khí laser Mỹ đánh chặn mục tiêu

Mặc dù chỉ đang được liệt vào mối đe dọa có thể gây nguy hiểm trong tương lai, nhưng việc Mỹ chuẩn bị trước các biện pháp đối phó với loại vũ khí này sẽ không thừa.

Chính Lầu Năm Góc cũng nhận ra được những lợi thế khó có thể chối cãi từ vũ khí laser như vô hình, chi phí thấp, không cho mục tiêu cơ hội né tránh.

Điều đó đồng nghĩa với việc trong tương lai, Mỹ sẽ phải chuẩn bị trước cho kịch bản tên lửa AMRAAM có thể bị thiêu riệu trên bầu trời hoăc các tên lửa chống hạm sẽ bị đưa vào tầm ngắn của bị vũ khí laser và bị nó hạ gục sau chỉ vài phát bắn.

Song Hy (Nguồn: National Interest)
Bình luận
vtcnews.vn