Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì?

Hỏi - ĐápThứ Năm, 19/10/2023 08:30:00 +07:00
(VTC News) -

Đây là ngôi chùa nổi tiếng với tuổi đời hơn 400 năm, nhờ lối kiến trúc độc đáo nơi đây trở thành điểm đến tôn giáo và du lịch hấp dẫn cho du khách.

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 1

1. Ngôi chùa có tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì?

  • A

    Chùa Từ Đàm

  • B

    Chùa Báo Quốc 

  • C

    Chùa Thiên Mụ

    Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi Chùa Linh Mụ, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và quan trọng bậc nhất tại thành phố Huế. Ngôi chùa này nằm trên đồi Hà Khê.
    Chùa Thiên Mụ có lịch sử hơn 400 năm, được xem là biểu tượng văn hóa, tôn giáo của thành phố Huế. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ 17 và trải qua hàng trăm năm tồn tại.
    Tên gọi "Thiên Mụ" được lấy từ một câu thơ cổ: "Thiên Mụ tự biến cố triều" (Tự Thiên Mụ nằm trên biên cố triều). Chùa Thiên Mụ trải qua nhiều giai đoạn tu sửa và phát triển, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính uy nghiêm đặc trưng của ngôi chùa tâm linh.

  • D

    Chùa Từ Hiếu

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 2

2. Chùa Thiên Mụ bên bờ sông thơ mộng nào của Huế?

  • A

    Sông Hương

    Chùa Thiên Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê, thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chùa nằm bên bờ Bắc của sông Hương thơ mộng, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Tây. Nơi đây sở hữu phong cảnh hữu tình, trở thành điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách mỗi khi ghé thăm đất cố đô.

  • B

    Sông Tiền

  • C

    Sông Son

  • D

    Sông Hồng

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 3

3. Huế là kinh đô của nước ta trong thời kỳ nào?

  • A

    Nhà Trần

  • B

    Nhà Lê

  • C

    Nhà Hồ

  • D

    Nhà Nguyễn

    Cố đô Huế từng là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn (1802-1945), vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
    Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế và xây dựng nhà Nguyễn, rất nhiều công trình kiến trúc gồm lăng tẩm, chùa, cung điện… được xây dựng trên địa bàn kinh đô Huế và một số vùng phụ cận. Cố đô Huế được Thủ tướng công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam, đồng thời quần thể di tích cũng là một trong các di sản văn hóa của thế giới  được Unesco công nhận.
    Vì là vương triều phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam, các di tích tại cố đô Huế nói chung còn khá nguyên vẹn, được chia thành các cụm công trình gồm: Cụm công trình ngoài kinh thành Huế và trong kinh thành Huế.

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 4

4. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận danh hiệu di sản văn hóa vật thể thế giới vào năm nào?

  • A

    1991

  • B

    1992

  • C

    1993

    Ngày 11/12/1993, quần thể di tích Cố đô Huế chính thức được ghi vào danh mục di sản thế giới của UNESCO, đây là di sản thứ 410 trong danh mục di sản thế giới và là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. 
    Cho đến nay, Thừa Thiên - Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó 5 di sản của riêng Huế.

  • D

    1994

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 5

5. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào? 

  • A

    2000

  • B

    2001

  • C

    2002

  • D

    2003

    Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam cũng được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, cũng là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của nước ta được công nhận.

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 6

6. Tại Huế nổi tiếng với món ăn nào?

  • A

    Bánh ướt

  • B

    Bún bò

    Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
    Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn.
    Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ... 

  • C

    Bánh đúc rau câu

  • D

    Bánh khoái

Ngôi chùa tuổi đời hơn 400 năm tại Cố đô Huế tên gì? - 7
Khánh Sơn
Bình luận
vtcnews.vn