Năm 2017, đại gia Việt làm gì?

Kinh tếChủ Nhật, 17/12/2017 16:12:00 +07:00

Trong một năm qua, hầu hết đại gia, tỷ phú Việt Nam đều có bước chuyển mình: ông Phạm Nhật Vượng làm ôtô, bầu Đức đi trồng quả...

Trong năm 2017, nhiều đại gia đã chuyển hướng kinh doanh các doanh nghiệp của mình để lấn sân sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như bầu Đức đi trồng trái cây, tỷ phú Vượng làm ôtô hay đại gia Minh HimLam sang làm Chủ tịch HĐQT Sacombank...

1 21

 Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT CTCP HimLam: Tháng 6 vừa qua, sau khi tiến hành thoái toàn bộ vốn HimLam nắm giữ tại LienVietPostBank và từ chức Chủ tịch HĐQT tại ngân hàng này, ông Minh đã chuyển sang làm lãnh đạo cao nhất tại HĐQT Sacombank và rút ngắn thời gian tái cơ cấu Sacombank từ 10 năm xuống còn 5 năm.

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 3

Trầm Bê - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Sacombank: Sau khi không còn nắm giữ vị trí lãnh đạo nào tại Sacombank, tháng 8 vừa qua, ông bị bắt và điều tra vì các sai phạm liên quan đến đại án Phạm Công Danh. Đến tháng 9, ông bị đề nghị truy tố vì gây thiệt hại 1.835 tỷ đồng tại Sacombank. 

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 4

Chúa đảo Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu: Đầu năm 2017, ông đề xuất với TP.HCM được phép xây dựng thành phố New City với tổng vốn đầu tư 65.000 tỷ đồng, trong đó, 50% là vốn tự có.Tuy nhiên, đến tháng 8, vị chúa đảo lại cho biết chưa nắm được bộ phận tư vấn dự án đã triển khai đến đâu. 

 

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 5

Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV: Đầu tháng 8, ông một lần nữa dính tin đồn bị bắt giữ, nhưng sau đó cựu Chủ tịch HĐQT BIDV đã lên tiếng khẳng định "vẫn bình thường".Tuy nhiên, việc một lần nữa dính tin đồn bị bắt của ông đã khiến sàn chứng khoán Việt Nam bốc hơi 2 tỷ USD chỉ trong 1 ngày. 

1 22

Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC: Ngoài các vụ thu mua thêm cổ phiếu FLC và việc được Quảng Ninh cho phép nghiên cứu đầu tư Dự án casino 2 tỷ USD vào đầu năm. Thông qua FLC, ông đã thành lập công ty hàng không mang tên Bamboo Airlines với tổng vốn 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, tháng 6, Cục Hàng không cho biết chưa đánh giá hồ sơ của BamBoo Airlines cũng như các thủ tục liên quan.  

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 7

Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup: Đầu tháng 3, Forbes thống kê khối tài sản ròng của ông mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD nhưng đến tháng 11, khối tài sản này đã tăng lên 4,2 tỷ USD, giúp vị tỷ phú này lọt top 500 người giàu nhất thế giới. Trong tháng 9, Tập đoàn Vingroup của ông đã khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ôtô Vinfast chính thức bước chân vào thị trường sản xuất ôtô. 

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 8

Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thế giới di động: Sau khi xin cổ đông thông qua ngân sách thực hiện M&A năm nay lên tới 2.500 tỷ đồng, tháng 8, TGDĐ đã tiến hành thâu tóm chuỗi điện máy Trần Anh. Tháng 10 vừa qua, TGDĐ cũng đã tiến hành thâu tóm một chuỗi dược phẩm, công ty thậm chí đã đăng tin tuyển dụng liên quan tới ngành này. Tuy nhiên, danh tính chuỗi dược phẩm bị thâu tóm vẫn chưa được công bố. 

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 9

Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air: Cuối tháng 2, Vietjet Air đã niêm yết toàn bộ cổ phiếu lên sàn chứng khoán, qua đó giúp bà Thảo lọt top tỷ phú USD thế giới với khối tài sản ròng đạt 1,2 tỷ USD. Tháng 6 vừa qua, bà cũng đã ký hợp đồng trị giá 4,7 tỷ USD với các đối tác Mỹ về cung cấp máy bay và động cơ liên quan. Tính đến cuối tháng 11, khối tài sản ròng của bà cũng tăng lên 2,2 tỷ USD theo tính toán của Forbes. 

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 10

Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai: Sau khi cơ cấu thành công nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai vào đầu năm, ông đã phải bán lại toàn bộ mảng mía đường của HAGL cho Thành Thành Công với giá 1.330 tỷ đồng vào tháng 5. Đến tháng 9, ông đã phải rao bán nhiều tài sản, cổ phiếu, dự án để tất toán thành công hơn 4.200 tỷ đồng nợ cho HAGL. Trong năm 2017, ông cũng đã thực hiện chuyển hướng kinh doanh cho HAGL sang trồng và bán trái cây. 

 

Nam 2017, dai gia Viet lam gi? hinh anh 11

 Nguyễn Quốc Cường - Phó chủ tịch, Phó tổng giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai: Sau khi nhận tạm ứng 50 triệu USD từ đối tác trong dự án Phước Kiển, Quốc Cường Gia Lai đã tất toán hơn 1.376 tỷ đồng tiền nợ đến hạn với BIDV và các khoản nợ khác, giải tỏa áp lực nợ vay của công ty. Trong năm qua, đại gia Cường đôla cũng đã cơ cấu lại các mảng kinh doanh của công ty để tập trung nguồn lực vào bất động sản.  

 >>> Đọc thêm: 10 ông bố siêu giàu nhưng quyết không để lại thừa kế cho con

(Nguồn: Zing News)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn