Loại tàu ngầm Việt Nam suýt nhận từ Liên Xô

Thế giớiThứ Tư, 01/03/2017 07:19:00 +07:00

Ít ai biết rằng, những năm 1980, Liên Xô từng có kế hoạch viện trợ cho Việt Nam một cặp tàu ngầm Project 613.

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980

Ít ai biết rằng, không phải tới tận năm 2007 Việt Nam mới có ý định mua tàu ngầm trang bị cho hải quân (hợp đồng 1,8 tỷ USD mua 6 tàu ngầm Kilo 636). Mà ngay từ sau năm 1975, Đảng, Nhà nước, Quân đội đã có chủ trương phát triển hải quân, trang bị thêm các tàu chiến cỡ lớn. Năm 1978, Việt Nam đã ký hiệp ước với Liên Xô, cho phép Matxcơva được toàn quyền sử dụng căn cứ vịnh Cam Ranh trong 25 năm. Đổi lại, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam một số trang bị vũ khí mới như tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu quét mìn, tàu tên lửa, thủy phi cơ chống ngầm và đặc biệt là hai tàu ngầm 613. (Ảnh: Tuổi Trẻ) 

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-2

Theo Zing.vn, tháng 6/1984, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam - Chuẩn Đô đốc Giáp Văn Cương ký quyết định thành lập Hải đội tàu ngầm đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam với phiên hiệu là Hải đội 182 trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân. (Ảnh: Zing) 

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-3

 Tháng 7/1984, khung tàu ngầm thuộc Hải đội 182 lên đường đi học tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Riga thuộc nước Cộng hòa Latvia (Liên Xô). Khi đó trong nước vẫn tiếp tục tuyển chọn khung tàu 2. Đến năm 1985, đội ngũ khung tàu thứ 2 cũng có mặt ở Riga tiếp tục công cuộc học tập. (Ảnh: Zing)

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-4

 Tháng 3/1986, 55 thủy thủ Việt Nam chính thức được công nhân là thủy thủ tàu ngầm. Một sự kiện quan trọng trong quá trình xây dựng lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh chụp tại phòng học hệ thống sonal GAX 100 và GAX 200. Thiết bị phía sau là máy đo môi trường truyền âm thanh trong biển. (Ảnh: Zing)

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-5

 Tàu ngầm 613 mà Liên Xô dự định cung cấp cho Việt Nam thời bấy giờ có tên đầy đủ là tàu ngầm Project 613 (Đề án 613) được Liên Xô chế tạo trong giai đoạn 1949-1958 với số lượng tổng cộng 236 chiếc gồm nhiều phiên bản. Trong ảnh, tàu ngầm Project 613 tại Bảo tàng Saint Petersburg.

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-6

Theo một số tài liệu được công bố sau này, thiết kế tàu ngầm Project 613 thời bấy giờ chịu ảnh hưởng rất lớn từ lớp Type XXI U-boat của Đức trong CTTG 2. Cho nên không lạ thì thân hình tàu ngầm 613 có nét hao hao U-boat.  

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-7

Tàu ngầm 613 có lượng giãn nước khi nổi 1.080 tấn và khi lặn lên tới 1.350 tấn, dài 76m, rộng 6,3-6,5m, mớn nước 4,9m. 

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-8

 Cận cảnh thượng tầng tàu ngầm 613.

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-9

 Thủy thủ đoàn vận hành tàu ngầm khoảng 50 người.

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-10

Tàu ngầm được trang bị nhiều loại động cơ gồm: hai động cơ diesel 37D công suất 1.350 mã lực/chiếc; hai động cơ điện PG-101 công suất 50 mã lực/chiếc và một động cơ điện PG-103 với hai chân vịt. Khi nổi, tàu ngầm dùng động cơ diesel với tốc độ tối đa đạt 18,3 hải lý/h, tầm hoạt động tối đa đến 13.000m, tuy nhiên khi lặn với động cơ điện thì tầm hoạt động chỉ khoảng 500-600km. Độ sâu khi hoạt động của tàu là 170m, tối đa đến 200m, dự trữ hành trình 30-45 ngày.  

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-11

 Về hỏa lực, tàu ngầm 613 cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tàu ngầm U-boat với hai hệ thống ngư lôi được bố trí ở đầu và đuôi tàu. Trong ảnh là khoang ngư lôi chật hẹp ở đầu tàu với 4 ống phóng cỡ 533mm.

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-12

Còn đây là hai ống phóng ngư lôi ở đuôi tàu ngầm diesel-điện 613. Cơ số ngư lôi trong tàu có thể lên tới 12 quả. Ngoài ra, tàu có thể làm nhiệm vụ rải thủy lôi tối đa 22 quả. 

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-13

 Sau này, Liên Xô còn tiếp tục cải tiến hỏa lực tàu ngầm 613 với việc trang bị hệ thống tên lửa hành trình P-5 (NATO gọi là SS-N-3 Shaddock) bố trí dọc hai bên thân tàu. Khi bắn, đòi hỏi tàu ngầm phải nổi lên mặt nước - rất nguy hiểm nhưng đổi lại tầm phóng tên lửa lên tới 400-500km, nằm ngoài tầm với hệ thống săn ngầm đối phương lúc bấy giờ. Lớp tàu ngầm này sau được định danh là Project 644. 

bat-ngo-loai-tau-ngam-viet-nam-suyt-so-huu-nhung-nam-1980-hinh-14

 Đáng chú ý, trước khi Việt Nam được Liên Xô đồng ý trang bị hai tàu ngầm 613, Indonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mua loại tàu ngầm này với số lượng đến 12 chiếc từ những năm 1950. Hầu hết, các tàu ngầm này bị loại biên chế trong giai đoạn 1970-1980. Trong ảnh, tàu ngầm 613 mang tên Pasopati của Hải quân Indonesia.

(Nguồn: Kiến Thức)
Bình luận
vtcnews.vn