Khi cha mẹ khẩu chiến trước mặt con trẻ

Sức khỏeChủ Nhật, 20/11/2011 07:52:00 +07:00

(VTC News) - Xung đột liên tục xảy ra giữa cha mẹ thường có tác động tiêu cực đến những rối loạn tâm lý của bé.

(VTC News) - Xung đột liên tục xảy ra giữa cha mẹ thường có tác động tiêu cực đến những rối loạn tâm lý của bé. Mà lý ra, cha mẹ phải là một tấm gương t cư xử để con cái của họ làm theo.

Dù tuổi của con bạn là bao nhiêu, thì con cũng đã có thể cảm nhận những tác động tiêu cực và biểu hiện nét mặt khi vợ chồng xảy ra tranh cãi. Không chỉ vậy, trẻ có thể học cách sử dụng những ngôn từ cha mẹ nói khi cãi nhau và bắt đầu nói với người khác bằng những từ ngữ thô thiển hơn.

Giải thích cho con theo hướng tích cực 

Tác động khác, đứa trẻ sẽ trở nên thụ động hoặc quá hiếu chiến, thiếu sự tự tin trong giao tiếp, cư xử kém, thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, cô độc và buồn bã.

Bác sĩ Tư vấn tâm thần từ Melaka Manipal Medical College (MMMC), Tiến sĩ M Swamenathan cho biết, trẻ em nói chung sẽ cảm thấy rất căng thẳng nếu liên tục sống trong môi trường căng thẳng. Trong thực tế, căng thẳng tiêu cực không đáng phải trở thành một phần trong cuộc sống của một đứa trẻ bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Theo ông, bất đồng giữa bố mẹ là một điều bình thường. Nếu con bạn chứng kiến cuộc tranh cãi của bố mẹ và chứng kiến sự thỏa thuận sau cùng, kết thúc tranh cãi trong hòa bình, con bạn cũng sẽ học cách giải quyết vấn đề bằng cách thỏa hiệp.

Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể kiểm soát những cuộc tranh cãi và đảm bảo con bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực.

1) Tôn trọng

Hãy nhớ tôn trọng đối tác của bạn. Hãy lắng nghe những gì được đối tác truyền đạt và cố gắng kiềm chế bản thân không cao giọng hay sử dụng những ngôn ngữ thô thiển, hoặc nói điều gì đó sẽ khiến bạn phải hối tiếc về sau.

2) Tập trung vào việc kết thúc tranh cãi

Hãy nhớ rằng bạn đang cố gắng tìm một giải pháp. Bạn không cần phải chứng minh rằng người bạn đời của bạn sai và bạn đúng. Khi bạn đã kiềm chế được cảm xúc và bình tĩnh trở lại, hãy giành thời gian để ngồi lại với nhau và nói chuyện một cách tích cực.

3) Không bắt con phải thiên vị


Đừng đưa con bạn vào cuộc xung đột giữa hai người. Đề nghị con bạn đứng về ai trong hai người là một điều gì đó rất không công bằng và sẽ khiến con bạn rất buồn.

4) Học cách xin lỗi

Xin lỗi người bạn đời của bạn trước mặt con sau khi có hành động thái quá. Hãy để con bạn thấy rằng bạn có trách nhiệm với những ngôn từ của bạn.

5) Nói chuyện với con bạn


Con trẻ có thể tự coi mình là người khởi nguồn một số xung đột liên quan đến việc tranh cãi giữa bạn và người bạn đời. Trẻ em cũng có thể nghĩ rằng hai bạn sẽ chia tay nhau. Vì vậy, hãy cố gắng thảo luận với con bạn sau khi "đụng độ" đã qua. Giải thích cho con thấy rằng bố, mẹ vẫn yêu thương nhau, mặc dù đôi khi mâu thuẫn ý kiến.

Hãy nhớ rằng bạn là một ví dụ cho con mình. Hãy cố gắng luôn luôn là một ví dụ tốt cho trẻ bằng cách cố gắng kiểm soát cảm xúc và sự tức giận của bạn. Nếu không thể tránh được một cuộc cãi vã, hãy chắc chắn rằng con bạn không nghe thấy điều đó.


Dạ Mai
Bình luận
vtcnews.vn