Hình ảnh hiếm hoi về chiến hạm tàng hình bí ẩn của Triều Tiên

Thế giớiThứ Hai, 23/10/2017 07:56:00 +07:00

Chiến hạm tàng hình của Triều Tiên được cho là có những đặc điểm tương đồng với tàu hộ vệ tàng hình tên lửa UMS Tabinshwehti của Myanmar.

Tháng 10/2016, truyền thông thế giới xôn xao trước thông tin Triều Tiên đóng mới một tàu hộ tống sau khi hình ảnh về chiến hạm này đậu ở cảng Najin, thành phố Rason, đông nam Triều Tiên bị rò rỉ.

Theo những hình ảnh hiếm hoi này, chiến hạm Triều Tiên dài 77 m với thiết kế phản xạ radar (RCS), được trang bị 2 dàn phóng tên lửa chống hạm Kumsong-3, 1 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, các ống phóng ngư lôi, pháo nòng xoay và các khẩu pháo hải quân cỡ lớn.

Tuy nhiên, điểm trừ trong thiết kế chiến hạm này là có bãi đáp trực thăng nhưng không có nhà chứa máy bay. Điều này cho thấy nó không có khả năng mang theo máy bay chống ngầm liên tục trên tàu.

1-0733481 3

 Hình ảnh hiếm hoi về tàu tàng hình Triều Tiên.

Dù vậy, theo NK Pro, con tàu là thành quả của hơn 20 năm nghiên cứu thử nghiệm và cho thấy hướng đi rõ ràng của ngành công nghiệp đóng tàu Triều Tiên.

Các nhà phân tích cho rằng, chiến hạm tàng hình mới này cùng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và nhiều tàu chiến đang được thiết kế trong bí mật khác có thể mang lại cho Bình Nhưỡng khả năng mà hải quân của đối phương không thể ngờ tới.

Nhưng cây viết Bermudez của NK News cho rằng, dù có thể khiến đối thủ bất ngờ nhưng có 2 đặc điểm là giảm hiệu quả chiến đấu của chiến hạm tàng hình này. 

"Thách thức khi vận hành tàu hộ tống là ngay cả khi chúng được trang bị tên lửa hành trình, vẫn phải sử dụng chúng cùng nhiều tàu khác. Triều Tiên lại không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Chất lượng đào tạo nhân lực cũng ở mức cao hơn với những gì hải quân Triều Tiên đang có hiện nay", ông Bermudez nhận định.

Trong khi đó, ông Kim Min Seok, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Diễn đàn Quốc phòng và an ninh Hàn Quốc cho rằng, con tàu mới đóng của Triều Tiên có những đặc điểm tương tự với tàu hộ tống nội địa UMS Tabinshwehti của hải quân Myanmar.

Theo ông này, thiết kế thủy động lực học, cách bố trí vũ khí cũng như sàn đàp trực thăng của 2 chiến hạm này có những điểm tuơng đồng dễ nhận thấy.

Video: Tàu chiến Mỹ bị tàu hàng Philippines đâm thủng

"Myanmar thiết kế con tàu này và trang bị nó với hệ thống vũ khí từ Italia, Trung Quốc, Nga và cả Triều Tiên, Nhưng khác với phiên bản của Bình Nhưỡng, nó có một nhà chứa máy bay ngay trên boong", chuyên gia này cho hay.

"Việc tàu của Triều Tiên không có nhà chứa chỉ ra 2 điều. Một là họ không chủ đích mang theo máy bay chống ngầm. Hai là họ chỉ tính đến những chuyến cất và hạ cánh tạm thời cho những chuyến thăm của các nhân vật quan trọng".

Nhưng bỏ qua những hạn chế này, John Grisafi, chuyên gia an ninh tại NK News nhận định việc Triều Tiên chế tạo và phát triển tàu tàng hình trong bối cảnh phải chịu các lệnh trừng phạt của thế giới cho thấy Bình Nhuỡng vẫn đang làm mọi cách để phát triển hệ thống vũ khí mới, đa dạng và biến chúng trở thành nhưng mối đe đọa với các nước đối địch trong khu vực.

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn