Hà Lan – sự sụp đổ của "thương hiệu" bóng đá tổng lực

Ống kính bạn đọcThứ Hai, 12/07/2010 05:11:00 +07:00

(VTC News) - Cuối cùng thì người hâm mộ bóng đá đẹp có thể thở phào nhẹ nhõm bởi triết lý “duy mỹ” trong bóng đá vẫn có đất sống và chiến thắng...

(VTC News) - World Cup 2010 vừa kết thúc. Tây Ban Nha vô địch, Hà Lan về nhì. Cuối cùng thì người hâm mộ bóng đá đẹp có thể thở phào nhẹ nhõm vì công bằng đã được thiết lập: triết lý “duy mỹ” trong bóng đá vẫn có đất sống và chiến thắng thuyết phục quan niệm “thắng xấu xí hơn là thua đẹp”.

Các năm 1974 và 1978 gợi nhớ gì cho các Fans hâm mộ bóng đã. Đó là các năm Đức và Agentina vô dịch World cup và Hà Lan hai lần Á quân với biệt danh “kẻ thất bại vĩ đại”. Một điều rất dễ nhận ra là không phải ai cũng nhớ tên các nhà vô địch World cup 1974, 1978 hay bất kỳ một năm nào đó, nhưng khi nói đến cụm từ “bóng đá tổng lực”, ngay lập tức không chỉ fans hâm mộ mà ngay cả những kẻ ngoại đạo cũng liên tưởng ngay đến thương hiệu “Cơn lốc màu da cam” Hà Lan được dẫn dắt bởi “Thánh” Johan Cruyff với lối chơi quyễn rũ mê hồn.

 

Hà Lan của World cup 2010 trình diễn một bộ mặt xù xì, thực dụng và xấu xí. Thay cho lối chơi “total football” là phong cách rình rập, chặt chém và ăn vạ (tiêu biểu là ngôi sao A. Robben). Trong trận chung kết với Tây Ban Nha, các đấu sĩ mang biệt danh “hoa tulip” đã chơi với phong cách của những… “đồ tể”. Nói không ngoa rằng nếu họ không mang trên mình bộ quần áo màu da cam - một đặc điểm giúp họ có mức độ nhận diện thương hiệu rất cao, người xem sẽ nhầm tưởng đây là đội bóng… Sông Lam Nghệ An nổi tiếng với hình ảnh “chém đinh chặt sắt”.

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu Hà Lan giành cúp vàng world cup 2010 với lối đã thưc dụng này? Không thể phủ nhận cái được cũng rất lớn: có danh hiệu vô địch thế giới (rất oai), GDP của Hà Lan có lẽ sẽ tăng 35% dưới hiệu ứng chi tiêu của người dân. Tuy nhiên cái mất thì không thể đo đếm được xét về dài hạn: Hà Lan không còn được coi là tiêu biểu cho thương hiệu “Cơn lốc màu da cam” kèm theo đó là khối lượng fans hâm mộ khổng lồ. Năm 2010, tức gần 30 năm sau những năm 1970, ai cũng nhớ, cũng biết và cũng yêu triết lý “bóng đá tổng lực” của đội tuyển Hà Lan sản sinh ra. Vậy 30 năm sau kể từ World Cup 2010, liệu có còn ai nhớ Hà Lan của A.Robben và W.Sneider?

 

Xây dựng được một thương hiệu với một hình ảnh và sự liên tưởng rõ nét là cực khó, nhưng để phá hỏng nó thì xem ra người Hà Lan của World cup 2010 đang làm rất tốt. Một đội bóng sống được (trên cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) là nhờ số lượng fans hâm mộ (cũng như một công ty có lớn mạnh hay không là nhờ số lượng khách hàng trung thành). Tại Nam Phi, đội tuyển Hà Lan đã không vô địch, đó là điều may mắn cho tất cả - cho triết lý bóng đá đẹp, cho những ai đã trót yêu “hoa tulip” Hà Lan và cho ngay cả chính đội bóng này.

 

Hy vọng tại world cup 2014 tại Brazil, “cơn lốc màu da cam” sẽ lại nổi lên cho thỏa lòng đam mê của hàng triệu trái tim hâm mộ. Nếu làm được điều này, thương hiệu này sẽ sống mãi và lại được yêu quý cho dù đội tuyển Hà Lan có giành cúp hay không.

Nguyễn Đức Sơn

Bài viết nằm trong khuôn khổ cuộc thi “Viết bài hay, gửi ảnh độc, nhận quà bất ngờ”. Mời bạn đọc tiếp tục gửi những nhận định, bài viết của mình về những chuyện trong hay ngoài sân cỏ World Cup, để nhận được những giải thưởng thú vị từ BBT. Vào đây để gửi bài viết của bạn, hoặc mail về [email protected]. Trân trọng!

Bình luận
vtcnews.vn