Gián to đùng chui vào tai, quý ông đau đớn

Sức khỏeThứ Sáu, 10/01/2014 05:39:00 +07:00

(VTC News) - Một quý ông người Úc đã phải chịu đựng đau đớn sau khi bị con gián dài 2 cm cắn trong lỗ tai.

(VTC News) - Một quý ông người Úc đã phải chịu đựng đau đớn sau khi bị con gián dài 2 cm cắn trong lỗ tai.


Vị đạo diễn tên Hendrik Helmer trong một đêm đi ngủ đã bị con gián chui vào tai phải và ở trong đó. Sáng dậy, ông thấy rất đau đớn. Ông liền lấy máy hút bụi để hút con  gián. Nhưng nó nhất định ‘đóng  đô’ trong tai ông.


Con gián được gắp ra từ tai.
Lúc đầu, ông rất lo sợ đó có thể là một con nhện độc.


Nhưng vì đau dữ dội nên ông không chịu được và phải đến viện. Các bác sỹ đã đưa kẹp vào tai ông và lôi ra con gián.

Các bác sỹ ở đây cho biết, họ chưa bao giờ kéo một con côn trùng to như vậy từ tai bệnh nhân.


Vị đạo diễn này nói: Tôi đã không dùng bất cứ biện pháp phòng ngừa nào khi ngủ dù bạn bè của tôi đã đi ngủ với tai nghe bịt ở tai.

Trước đó, vào tháng 4/2012, một cậu bé ở Singapore phải đến bệnh viện vì bị đau tai suốt hai ngày.


Các bác sĩ phát hiện một con gián còn sống và mắc kẹt ở khe hẹp của tai cậu bé. Cậu bé được xịt thuốc gây tê bằng đường mũi để tiêu diệt con gián trong vòng 2 phút.

Sau đó, các bác sĩ đã dùng kẹp vi phẫu để gắp con gián này ra. Theo bác sĩ Barrie Tan thuộc Bệnh viện Singapore, tính trung bình cứ 3 tháng, bệnh viện lại tiếp nhận 1 trường hợp bị côn trùng chui vào tai. Với cậu bé trên, có thể con gián đã lọt vào tai trong lúc cậu bé đang ngủ.

Các bác sĩ cho biết trong trường hợp này có thể sử dụng một chút lidocane (một loại thuốc gây mê) hoặc các loại dung dịch khác như cồn, nước khoáng để giết chết gián trước khi lấy ra. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ ngay và không được tự tìm cách lấy ra.

Những biện pháp không đúng có thể gây tổn hại tai hoặc ảnh hưởng đến thính lực. Bác sĩ Yuen Heng Wai, thuộc Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Changi, cho biết: “Bác sĩ sẽ lấy dị vật hoặc côn trùng trong tai bằng kính hiển vi và thiết bị phù hợp”. Bác sĩ Yuen nói rằng côn trùng bị kẹt trong tai thường cố tìm cách chui ra và chân của nó có thể gây tổn thương ở trong tai.

» Ăn hải sản sống, da lúc nhúc giun lươn
» Tại sao có giun bò lúc nhúc dưới da?
» Lúc nhúc dưới da phụ nữ ở Hà Nội là giun lươn


Nam Anh


Bình luận
vtcnews.vn