Đốt giấy vệ sinh để lại vết ố không thể rửa sạch

Kinh tếThứ Bảy, 07/08/2010 06:27:00 +07:00

(VTC News) - Tạp chí Ocean vừa đăng tải câu chuyện một người phụ nữ Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm đối với một loại giấy vệ sinh sau khi sử dụng bị ngứa.

(VTC News) - Mới đây Tạp chí Ocean đăng tải câu chuyện một người phụ nữ Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm đối với một loại giấy vệ sinh có thương hiệu sau khi chị sử dụng bị mẩn ngứa...

Giấy vệ sinh nói trên bị phát hiện ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc.

"Tôi đốt một đoạn giấy trên chiếc đĩa trắng và thật ngạc nhiên khi nó biến thành tro đen và để lại một lớp có dầu vàng trên đĩa không thể nào rửa sạch được", chị Huang nói.


Giấy vệ sinh chủ yếu được sản xuất từ giấy tái chế. 

Nhiều loại giấy vệ sinh tại Trung Quốc được làm từ giấy tái chế. Chất làm mềm, chất huỳnh quang, clo, bột (canxi cacbonat), chất rã đông, các chất  tẩy và hóa chất khác thường được bổ sung vào giấy tái chế để làm cho chúng thêm trắng và mềm.
 

Theo Zhang Fenning, Giám đốc Golden Woodpecker, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh chuyên về tái chế giấy loại, vết dầu màu vàng dính lại trên đĩa sau khi đốt giấy vệ sinh có thể là do hóa chất.

"Có khá nhiều loại giấy vệ sinh trên thị trường được làm từ giấy tái chế. Một số nhà sản xuất sử dụng giấy tái chế kém chất lượng, sau đó thêm chất huỳnh quang và hóa chất khác để tẩy trắng - những thứ đó đã trở thành bí quyết phổ biến của ngành công nghiệp này," ông Zhang cho biết.


Thực tế, giấy vệ sinh được làm từ 100% bột gỗ chính hãng khá trắng mà không cần bất kỳ hóa chất bổ sung. Tuy nhiên, do bột gỗ đắt tiền, một số nhà sản xuất Trung Quốc đã thêm bột giấy từ tre khiến giấy trở nên có màu hơi vàng. Chất lượng của giấy tái chế cũng có thể được sử dụng để làm giấy vệ sinh an toàn, tuy nhiên điều đó đòi hỏi đầu tư công nghệ cao. Nhiều nhà máy nhỏ và vừa không đủ công nghệ để sản xuất giấy sạch từ giấy tái chế.

Một chuyên gia của Viện nghiên cứu sản xuất giấy ở tỉnh Quảng Đông cho rằng, nếu giấy vệ sinh được làm từ giấy tái chế thì mực in trên giấy tái chế có thể không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, chất tẩy trắng huỳnh quang bị cấm, nhưng do không có quy định về phụ gia hóa học khác, nên việc lạm dụng chúng trong sản xuất giấy là khó tránh khỏi.

Giấy vệ sinh sau khi đốt xong để lại vệt đen có ám vàng, dính dầu, không thể tẩy sạch trên đĩa trắng. 

Một phóng viên Quảng Châu gần đây đã đến một khu chợ bán buôn giấy tìm hiểu cho biết, hầu hết các mẫu giấy vệ sinh được trưng bày đều được gắn nhãn là làm từ 100% bột gỗ từ nhà máy giấy ở tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, khi phóng viên tiếp cận một nhà máy giấy quy mô nhỏ có tên Qiang Guang ở khu công nghiệp Dongwan Shazhou, họ phát hiện các sản phẩm giấy vệ sinh sau khi sản xuất được bày la liệt ở dưới đất. Tất cả các khâu từ sản xuất, đóng gói… đều chỉ sử dụng hai chiếc máy với 4- 5 công nhân điều khiển. Không có quy tắc vệ sinh hay các bước khử trùng nào đối với các sản phẩm sản xuất ra.

Cho đến nay, các nhà chức trách cho biết vẫn tiếp tục nhận được những báo cáo về vấn đề ô nhiễm trên giấy vệ sinh do mực in.

Sau một vài sự cố về sữa nhiễm độc, trứng, ngũ cốc, đồ chơi độc hại và vắc-xin bị hỏng, niềm tin của người tiêu dùng tại Trung Quốc đối với các sản phẩm nội địa sụt giảm ở mức đáng lo ngại. 







Đặng Hòa
(Theo Erabaru)


Bình luận
vtcnews.vn